LTS:  Trong bài “CON QUẠ TH̀ ĐEN” ông  Bùi Kha có nhắc đế trường hợp nhiều chùa Phật Giáo bị Giáo Hội Công Giáo dựa vào thế lực của thực dân Pháp chiếm làm nhà thờ. Hai trong số các chùa đó là Chùa Báo Thiên ở Hà Nội và chùa Lá Vàng ở Quảng Trị. Chúng tôi, một lần nữa, đăng lại để rộng đường dư luận.

 


 

  

 T̀M HIỂU LỊCH SỬ NHÀ THỜ LA VANG

QUA CÁC NGUỒN TƯ LIỆU CỦA THIÊN CHÚA GIÁO 

 

Nguyễn Đắc Xuân

 

 

Là tác giả bộ sách Hỏi đáp về triều Nguyễn và Huế xưa[1], qua thư từ, điện thoại, e-mail nhiều độc giả đă hỏi tôi về lịch sử Nhà thờ La Vang thuộc Giáo phận Huế. Để trả lời bạn đọc, tôi đă sưu tập được một số tài liệu và sách báo có đề cập đến lịch sử ra đời của Nhà thờ La Vang được in hoặc lưu trữ ở miền Nam Việt Nam trước và sau năm 1975, ở Roma, ở Pháp, ở Mỹ, Đài Loan, Philippines.v.v. Tài liệu đă có, tương đối phong phú nhưng rất tiếc là tất cả những tài liệu đó đều của Thiên Chúa Giáo (TCG), chưa t́m được một tài liệu thông sử nào cũng như chưa t́m được một tài liệu lịch sử nào do người ngoài TCG viết nên tôi c̣n chờ, chưa viết bài trả lời cho bạn đọc phổ thông được. V́ thế, bài viết của tôi giới hạn trong đề tài “T́m hiểu lịch sử Nhà thờ La Vang qua các nguồn tư liệu của Thiên Chúa Giáo ” .

1. Đi t́m tư liệu lịch sử Nhà thờ La Vang

Năm 1998, các họ đạo TCG của người Việt tại Hoa Kỳ, đă tổ chức một lễ “Tôn vinh Đức Mẹ La Vang giữa ḷng Giáo-hội Hoa Kỳ” nhân  kỷ niệm 200 năm diễn ra sự kiện “Đức Mẹ Maria hiện ra ở La Vang thuộc tỉnh Quảng Trị”. Theo những người tổ chức cuộc lễ nầy th́ cái mốc khởi thủy của truyền thuyết Đức mẹ hiện ra ở La Vang bắt đầu vào năm 1798 thời vua Cảnh Thịnh của Phong trào Tây Sơn, trước khi Nguyễn Ánh lên ngôi lấy niên hiệu là Gia Long (1802) bốn năm. Theo tài liệu của TCG th́ vua Cảnh Thịnh đàn áp người theo TCG nên Đức bà Maria hiện xuống bảo vệ an ủi con chiên ở La Vang”. Trong lúc đó TCG giúp Nguyễn Ánh/Gia Long đánh bại vua Cảnh Thịnh, theo lô-gích thông thường th́ các tín đồ TCG ở La Vang thời ấy phải biết ơn vua Gia Long và ngược lại vua Gia Long phải ghi công Đức Bà đă xuất hiện ở La Vang đứng về phía Nguyễn Ánh/Gia Long. Nhưng rất tiếc trong tất cả các bộ sử của nhà Nguyễn không hề có một từ nào nhắc đến vấn đề nầy.

Trong lịch sử TCG nhập vào Việt Nam từ thế kỷ XVII cho đến cuối thế kỷ XIX, không bao giờ thiếu mặt các vị Thừa sai TCG trên đất Việt, tất cả những sự việc liên quan đến việc TCG trên đất Việt đều được báo cáo về Vatican. Những báo cáo ấy liên quan đến lịch sử Việt Nam là một kho tư liệu rất quư đối với các nhà nghiên cứu lịch sử cận và đương đại Việt Nam. Việc Đức Mẹ Maria hiện ra ở La Vang nhiều lần (nếu có) vào năm 1798 là một phép lạ, một sự kiện hết sức huyền nhiệm, có ư nghĩa rất to lớn, không những  đối với tín đồ TCG Việt Nam mà c̣n có ư nghĩa với tất cả con chiên trên toàn thế giới. Nhưng măi cho đến nay chưa ai t́m được một báo cáo nào của các vị Thừa sai gởi về Vatican có đề cập đến La Vang cả (từ cuối thế kỷ XVIII đến đến đầu thế kỷ XX). Phải chăng sự kiện Đức mẹ Maria hiện ra ở La Vang không có thật nên không được đề cập đến trong những báo cáo của các vị Thừa sai gởi về Vatican?

Nhà Huế học vĩ đại - Linh mục Léopole Cadière, người thầy của các thế hệ nghiên cứu Huế suốt thế kỷ XX cho đến ngày nay, từng làm cha sở Trí Bưu - Quản hạt Dinh Cát trong đó có nhà thờ La Vang, từng “tham gia tổ chức Đại hội La Vang vào ngày 9.8.1910 (Lê Ngọc Bích, Nhân vật Giáo phận Huế, tập II, Huế 2000, t. 42), không hề viết một ḍng nào nói về sự tích Bà Maria hiện ra ở La Vang cả . Phải chăng chuyện Đức Mẹ hiện ra ở La Vang không có thật nên Linh mục Cadière là một nhà sử học chân chính không có tài liệu ǵ nên không viết ?

Linh mục Phan Phát Huồn tác giả sách Việt Nam Giáo Sử, quyển I ( 1533-1933 ), (Cứu Thế Tùng Thư SG 1965) - Bộ sử chính của TCG ở Việt Nam (dày 608 tr.) không hề nói đến lịch sử sự tích Bà Maria hiện ra ở La Vang. Trong cuốn sách quan trọng nầy khi viết về “Công cuộc truyền giáo ở miền Trung…(1888-1933), sau ngày Thất thủ Kinh đô (7.1885) Thực dân Pháp cai trị nước ta, tác giả chỉ lưu ư một việc có liên quan đến Nhà thờ La vang là “Một sự kiện lịch sử được chú ư nhất trong thời gian nầy là việc khánh thành Thánh đường Đức Mẹ Lavang thay thế cho ngôi thánh đường đă bị phá hủy vào năm 1885”. Tác giả Phan Phát Huồng xem Thánh đường “Đức mẹ” La Vang cũng như tất cả các thánh đường mang tên Đức Mẹ khác nên chẳng có ǵ đặc biệt để viết.  

Tài liệu viết về Nhà thờ La Vang phong phú nhất xuất hiện ở Giáo phận Huế từ sau ngày Tổng giám mục - Ngô Đ́nh Thục - bào huynh của đương kim Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm thời bấy giờ, về lănh đạo giáo phận Huế (12.4.1961). Để cổ vũ cho La Vang, TGM Ngô Đ́nh Thục đă cho ra đời Nguyệt san Đức Mẹ La Vang (số 1 xuất bản vào tháng 8/1961) (Lê Ngọc Bích, tr.266). Năm 1962, học Đại học Văn khoa Huế tôi có được đọc tờ nguyệt san nầy, c̣n nhớ tập san đă một số quan chức chính phủ Diệm cúng tiền xây dựng nhà thờ La Vang đứng đầu là Phó Tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ và các Bộ trưởng của Chính phủ Ngô Đ́nh Diện, nhưng v́ đó là một tập san “nội bộ” của TCG nên những người ngoài đạo như tôi không giữ làm ǵ. Sau năm 1975, trên đường đi t́m tư liệu Huế (tư liệu sống) nhiều lần tôi được hỏi chuyện Linh mục Nguyễn Văn Ngọc ở nhà thờ Francisco trên đường Nguyễn Tri Phương Huế và được Linh mục cho đọc một số trước tác của ông, trong đó có cuốn Linh địa La Vang. Cuốn sách nầy hấp dẫn tôi v́ có đăng bài văn La Vang mà nhiều sách văn học dân gian ở Huế chưa từng biết. Linh mục Nguyễn Văn Ngọc soạn cuốn Linh địa La Vang để phục vụ Đại hội Toàn quốc La Vang năm 1970.  Về sau, tôi được biết vào năm 1978 Nguyệt san “Trái Tim Đức Mẹ” ở Mỹ tái bản và tôi đă nhờ một người bạn định cư bên Mỹ mua làm quà cho tôi một cuốn. Trong bộ tư liệu về Nhà thờ La Vang của tôi có nhiều bài viết về La Vang nhân lễ “Tôn Vinh Đức Mẹ La Vang Giữa Ḷng Giáo-Hội Hoa Kỳ” năm 1998, đọc kỹ những tài liệu nầy tôi thấy phần rất lớn các nhà báo nhà nghiên cứu t́n đồ TCG đă sử dụng tài liệu trong cuốn sách của Linh mục Nguyễn Văn Ngọc. Và cũng ghi thêm thông tin nầy: Trong mấy năm qua, tôi cố t́m lại các bạn từng học Đại học Văn khoa với tôi hồi đầu những năm sáu mươi để mượn những tờ Nguyện San Đức Mẹ La Vang thời TGM Ngô Đ́nh Thục để t́m tài liệu lịch sử La Vang th́ được các bạn tôi cho biết “tất cả những thông tin “lịch sử” có “giá trị” trong các tờ Nguyệt san thuở ấy đă được Linh mục Nguyễn Văn Ngọc sử dụng đưa vào sách của ông. Nên khi đă có Linh địa La Vang th́ không cần t́m “Nguyệt san Đức Mẹ La Vang nữa”.   

Tôi viết bài nầy dựa vào các tài liệu và sách kê sau:

Bùi Văn Giải, Linh Địa La Vang, Vietnamese Missionaries in Taiwan, Tài liệu Internet;

Cao Văn Luận, Bên Gịng Lịch Sử, hồi kư 1940-1965, Trí Dũng xb SG 1972

Đức Cố Lê, Sự thật về “Đức mẹ La Vang”,

 ww.geocities.com/DucCoLE/Lavang.html.

Hồng Phúc (Lm), “Lá Vằng”, 1997 (tài liệu chuẩn-bị cho đại hội La Vang vào năm 1998 của Giáo Hội ĐTC)

Hồng Phúc (Lm),“Đốt Ḷ Hương Cũ: Cụ Ngô-Đ́nh-Diệm và La Vang”, báo Mẹ Việt Nam”,  67 E Hedding St, San Jose, CA 95112, USA), số 102 ra ngày 15-8-98

Lê Đ́nh Bích, Nhân Vật Giáo Phận Huế, tập I&II, (Kỷ niệm 150 năm thành lập Giáo phận Huế 1850-2000), Lưu hành nội bộ.

Nguyễn Lư Tưởng, Linh-Địa La Vang, Báo “Mẹ Việt-Nam”, số đặc-biệt 102 ra ngày 15-8-98 về sau in lại trong sách Thuyền Ai Đậu Bến Văn Lâu (do tác giả xuất bản tại Hoa Kỳ năm 2001) từ tr.175 đến 198;

Nguyễn Văn Ngọc (Lm), Linh địa La Vang (Kỷ niệm Đại hội Toàn quốc Lavang 1970), Nguyệt san Trái Tim Đức Mẹ tái bản Hoa Kỳ 1978

Peter Nguyễn Văn Tai, Vài nét lịch sử về Linh địa La Vang, Radio Veritas, Asia, Philippines, Tài liệu Internet;

Phan Phát Huồn, Việt Nam Giáo Sử, quyển I ( 1533-1933 ), Cứu Thế Tùng Thư SG 1965

Trần Hữu Thanh (Lm) ,“Thử Xác-Định Thời-Điểm Và Hoàn-Cảnh Sự Việc Đức Mẹ Hiện Ra Ở La Vang” báo “Mẹ Việt-Nam”, số 102 ra ngày 15-8-98;

Trần Quư Thiện (Lm) và Ts Trần An Bài, “Đức Mẹ La Vang Được Tôn Vinh Giữa Ḷng Giáo-Hội Hoa Kỳ” báo “Chính-Nghĩa” (554 S 9th St., San Jose, CA 95112, USA), số 439 ra ngày 12-9-98;

Trần Văn Trí“Tinh Thần La Vang”  báo Thằng Mơ, 918 S First St, San Jose, CA 95110, USA), số 832 ra ngày 28-3-98;

Báo “Saigon USA” (345 E Santa Clara St, #108, San Jose, CA 95113, USA), “Linh-Địa La Vang”, số 97, 14-9-98

Báo “Églises d’Asie” (EDA), “Ky Tô Hữu Hành-Hương Tại La-Vang”, số 270 ra ngày 1-9-98;

Báo “L’Observatore Romano” (cơ quan truyền thông chính thức của Ṭa Thánh Vatican ở La Mă)“Ky-Tô-Hữu Việt Nam Sùng Kính Đức Mẹ La Vang: Sự Tích Đức Mẹ Hiện Đến Với Giáo Dân Trong Rừng La Vang Ở Việt Nam,  số ra ngày 12/19-8-98;

Toà Tổng Giám mục Huế, Thánh Địa Đức Mẹ La Vang, Huế 1998

Tổng Giáo phận Huế, Lược sử các giáo xứ, tập II, Lưu hành Nội bộ 2001

Và nhiều tài liệu điền dă khác.

 

2. Thẩm định giá trị các “tư liệu lịch sử”

Để tiếp cận sự thật lịch sử, tôi trích dẫn những thông tin tư liệu do sách báo đă xuất bản nêu trên và sau đó có lời b́nh luận thẩm định giá trị khoa học của từng tư liệu theo phương pháp sử học.

 2.1. Nguồn gốc hai từ “La Vang”

Tài liệu: Báo “Thằng Mơ” (918 S First St, San Jose, CA 95110, USA), số 832 ra ngày 28-3-98, có đăng bài “Tinh Thần La Vang” của Trần Văn Trí. Tên “La Vang” là một trong các tiểu mục của bài này.  “Trong hạt Dinh Cát có một họ đạo tên là Cổ Vưu được thành-lập từ thế-kỷ 17, nay c̣n gọi là xứ Trí Bưu. Người dân sống bằng nghề “làm củi” (chính-yếu là chặt những cây nhỏ dùng để nấu bếp). Theo linh-mục Stanislaô Nguyễn Văn Ngọc, đặc-điểm trong vùng là đồng-bào Công Giáo và không-Công-Giáo đoàn-kết mật-thiết với nhau. Từ thế-kỷ 16, dân đi làm rú, c̣n gọi là “đi củi”.  Họ phá một sở rẫy giữa rú xanh cách Cổ Vưu độ 7 cây số để trồng khoai sắn và cấy lúa. Người dân đặt tên vùng đó là La Vang.

            Đức giám-mục Hồ Ngọc Cẩn cho biết:“Ban đêm, phường La Vang không có sự thinh lặng. Đêm nào người ta cũng la lối om ṣm. Họ đánh mơ, đánh thùng rộn ràng, để đuổi các thú dữ như heo rừng, voi, cọp từ rú xanh ra phá khoai, sắn, lúa, nên người ta gọi là phường La Vang.” (Lm Lê Văn Thành: Đức Mẹ La Vang, 1955, tr. 15-16).

            Nhưng giải-thích sau đây của linh-mục Philipphê Lê Thiện Bá, gốc Cổ Vưu, có cơ-sở hơn: “Trong sổ bộ lập từ đời nhà Lê, nơi đó, tức sở rẫy của dân Trí Bưu, gọi là phường Lá Vằng, v́ có nhiều cây lá vằng, một thứ cây có hột đen ăn được và lá là vị thuốc mà phụ-nữ xứ Dinh Cát dùng để uống sau khi sinh đẻ. Về sau người dân đọc Lá Vằng ra La Vang, và nơi Đức Mẹ hiện ra được gọi là linh-địa La Vang.” (Lm Stanislaô Nguyễn Văn Ngọc: Linh-Địa La Vang, tr. 32-34 và Lm Hồng Phúc: Đức Mẹ La Vang, tr. 30-31).

B́nh luận:         

La Vang đă trở thành một “linh-địa” và các nhà viết sử, chủ-yếu là các tu sĩ TCG, không thể không t́m hiểu và viết về nó, kể cả nguồn gốc của địa danh này. Nhưng ở đây lại có hai lời giải thích khác nhau của các tu sĩ: một bên là giám mục Hồ Ngọc Cẩn do linh muc Lê Văn Thành kể lại (“La Vang”); một bên là các linh mục Nguyễn Văn Ngọc và Hồng Phúc (“Lá Vằng”).

            Bản thân các tài liệu:

            1- Tài liệu của Lm Lê Văn Thành được xuất bản năm 1955 (vào đầu thời kỳ chấp chính của tổng thống tín đồ TCG Ngô Đ́nh Diệm, và căn cứ vào lời của Gm Hồ Ngọc Cẩn (“La Vang”).

            2-  Tài liệu của Lm Nguyễn Văn Ngọc được xuất bản năm 1970 và đă căn cứ vào lời của Lm Lê Thiện Bá, người được xem là gốc ở Cổ Vưu (“Lá Vằng”).

            3-  Tài liệu của Lm Hồng Phúc được xuất bản năm 1997 (thời điểm Giáo Hội TCG chuẩn-bị cho đại hội La Vang vào năm 1998) (“Lá Vằng”).

            Nhiều điều chưa ổn:

            Báo “Saigon USA” (345 E Santa Clara St, #108, San Jose, CA 95113, USA), số 97 ra ngày 14-9-98, có đăng bài “Linh-Địa La Vang”, trong đó có đoạn:  “... dưới thời hai Cha Sở: Bonin (Ninh) và Cadière (Cả). Cha này đă công tác rất nhiều trong việc kiến thiết Linh Địa La Vang lúc ban đầu” (năm 1903).  Đó là vào đầu thế kỷ 20, gần với sự tích Đức Mẹ La Vang hơn các tác giả kể trên. Lm Cadière là một người Pháp  thông thạo về Việt Nam (hiểu biết và có thể giải thích nhiều điều, kể cả các điển tích lịch sử Trung Hoa và ẩn dụ văn học trong Truyện Kiều của Nguyễn Du), là một nhân vật nổi bật trong Hội Đô Thành Hiếu Cổ (AAVH) cũng như Trường Viễn-Đông Bác Cổ (EFEO), người thấy của các nhà Huế học, đă từng là Cha Xứ Cổ Vưu (Trí Bưu) coi cả La Vang,  tại sao Lm Cadière không hề nói ǵ về nguồn gốc hay ư nghĩa của hai tiếng La Vang ?

            Giám-mục Hồ Ngọc Cẩn (theo Nguyễn Lư Tưởng trong “Linh Địa La Vang”, là một nhà thông thái, gốc Quảng Trị là người của Tỉnh có La Vang) đă được đồng bào cả trong lẫn ngoài TCG biết đến. Sau khi ông Ngô Đ́nh Diệm nắm quyền ở miền Nam Việt Nam (1954-1963), chính quyền họ Ngô nói chung và giáo hội TCG Việt Nam nói riêng đă nhắm ít nhất là hai chủ đích: giúp cho TGM Ngô Đ́nh Thục (anh của Tổng thống Diệm) được phong Hồng y; và đẩy tầm quan trọng của La Vang lến tối đa, v́ một cảnh trí “Đức Mẹ hiện ra” chắc hẳn sẽ làm cho quốc-gia sở tại nổi tiếng khắp thế giới về mặt tôn giáo và lôi cuốn đông đảo du khách cũng như tín đồ hành hương. Do đó, lời giải thích của Gm Hồ Ngọc Cẩn hồi đó hẳn là đáng tin cậy nhất (La Vang là la lối om ṣm), mà Lm Lê Văn Thành trích dẫn và xuất bản năm 1955. Tại sao suốt nhiều năm trời, kể cả sau khi chính thể Ngô Đ́nh Diệm không c̣n (1.11.1963) không hề có ai, nhất là trong giới tu sĩ TCG, thí dụ giám mục Lê Hữu Từ, đưa ra một lời giải thích nào khác hơn?

            Thế th́ Lm Lê Thiện Bá, được xem là gốc Cổ Vưu, làm ǵ, ở đâu, trong lúc lời giải-thích của Gm Hồ Ngọc Cẩn đă được công bố từ năm 1955, mà măi đến năm 1970 mới lên tiếng căi lại rằng La Vang là Lá Vằng ?

            La Vang hay Lá Vằng thật ra không thành vấn đề, mà vấn đề chính là:  Một “tài liệu” của một giáo phẩm cao cấp của TCG xuất bản năm 1955 (giữa thế kỷ 20 khoa học tiến bộ này) mà đă bị một số tu sĩ cùng một giáo hội (thí dụ Lm Hồng Phúc) phản bác, cho là không đúng sự thật; vậy th́ làm sao tin được các “tài liệu” khác của những người cùng giáo hội ấy viết ra, từ một thế kỷ chậm tiến trước đó, lui về cho đến thế kỷ 16 xa xưa?

  2.2. Có thể tin được Linh mục Hồng Phúc ?

Tài liệu: Báo “Mẹ Việt Nam” (67 E Hedding St, San Jose, CA 95112, USA), số 102 ra ngày 15-8-98, có đăng bài “Đốt ḷ hương cũ: Cụ Ngô-Đ́nh Diệm và La Vang” của Lm Hồng Phúc.

            2.1.1. Lm Hồng Phúc viết: “Tập sách “Đức Mẹ La-Vang và Giáo-Hội Việt Nam”... Bản thảo của tập sách bị thất-lạc.  Cha Giuse Lê-Văn-Thành đă thu-thập lại được một ít tài-liệu, nhờ linh-mục Hồng Phúc ấn-loát gấp 10.000 quyển gởi ra trước kiệu Đại Hội lần thứ 12, tháng 8-1955[2]. Cuối tháng 7, tôi nhận được điện-tín của ngài cho biết máy bay không nhận chở ra Huế. Tôi về viếng Mẹ La-Vang xin Mẹ giúp. Chúng tôi cùng với một cha bạn quen với họ Ngô, vào xin yết-kiến Tổng-Thống. Văn-pḥng Phủ Tổng-Thống cho biết là Tổng Thống rất bận.  Họ nói với chúng tôi: Đúng 5 giờ, Tổng Thống có thói quen ra thở không-khí trời vài phút... Tôi nói ngay sự việc và xin Tổng Thống giúp...”

            Độc giả không cần nhớ lại lịch sử, v́ Lm Hồng Phúc đă viết trong một đoạn trước đó của cùng bài ấy: “Từ khi lên làm Tổng Thống (tháng 10-1955), mỗi lần có dịp ra Quảng Trị việc đầu tiên là tới La Vang cầu khẩn với Đức Mẹ”.

            Việc chuyên-chở sách đạo và đại hội La Vang xảy ra vào tháng 8-1955, vào thời gian ấy Ngô Đ́nh Diệm c̣n là Thủ Tướng của chính phủ Bảo Đại (Ông Diệm phải đợi đến ngày 23 tháng 10/1955 mới lật đổ Bảo Đại để lên làm Tổng Thống), thế mà Lm Hồng Phúc đă gọi Diệm là Tổng Thống thay v́ sự thật chỉ là Thủ Tướng.

            Lm Hồng Phúc cũng viết:“Ngày 16-8-1961 Cụ đến kính viếng Đức Mẹ”. Nhưng ông lại ghi chú dưới bức ảnh Ngô Đ́nh Diệm đang bước trên các bực cấp của nhà thờ La Vang, đăng cạnh đó: “Tổng-Thống Ngô Đ́nh Diệm trong ngày Đại Lễ Đức Mẹ La Vang 15-8-1961".

            Tổng Thống đến dự Đại Hội vào ngày lễ chính, thế mà Lm Hồng Phúc không nhớ chính xác là vào ngày nào, và cũng không thấy là ḿnh đă ghi hai ngày khác nhau trong cùng một bài viết.

            2.1.3. Trong một đoạn khác, Lm Hồng Phúc viết: “Những lần Cụ đến Ḍng Chúa Cứu-Thế... Ra đi có cận-vệ, quân cảnh, c̣i hụ...”.

            Từ năm 1955 cho đến năm 1963 nhiều lần tôi (học sinh Quốc Học và Sinh viên Đại học Huế) phải đi đón Tổng thống Diệm th́ biết rơ lực lượng hộ tống Thủ Tướng/Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm là Cảnh Sát, Công An, và Hiến Binh, chứ không phải là Quân Cảnh. Một chuyện rơ ràng như vậy mà Lm Hồng Phúc không nhớ viết sai là cận vệ, quân cảnh.

            B́nh luận.-

            Linh mục Hồng Phúc là một trong các tác giả viết về đề tài La Vang, nhưng ông không có trí nhớ tốt. Ông không nhớ được những ǵ xảy ra lâu hơn, và chỉ chọn nhận những ǵ mà ông thấy thích hợp với ư tưởng của ông mà thôi. Thế th́ làm sao mà những bài viết của ông là đúng sự thật và đáng tin cậy được ? 

 2. 3. Những sự kiện sau đây xảy ra vào thời kỳ nào ?

2.3.1. Phong trào Văn Thân yểm trợ thành công cho Nguyễn Huệ lên ngôi vua?

Tài liệu: Nhật báo “L’Observatore Romano” (Người quan sát Rô-ma), cơ quan truyền thông chính thức của Ṭa Thánh Vatican ở La Mă, số ra ngày 12/19-8-98, có đăng bài “Ky-Tô-Hữu Việt Nam Sùng Kính Đức Mẹ La Vang: Sự Tích Đức Mẹ Hiện Đến Với Giáo Dân Trong Rừng La Vang Ở Việt Nam”, trong đó có đoạn:

            “Vào cuối thế kỷ 18, lănh-thổ Việt Nam bị chia thành 2 vương-quốc: Đàng Ngoài thuộc quyền chúa Trịnh đóng đô ở Hà Nội; và Đàng Trong thuộc quyền chúa Nguyễn đóng đô ở Huế. Các chúa trong Nam muốn đánh ra Bắc nên nhờ người Pháp giúp đỡ.  Nhưng có một nhóm trí thức, gọi là Văn Thân (Nđx nhấn mạnh), chống lại sự can thiệp của người Pháp và đă thành công trong việc giúp vua Quang Trung lên ngôi.  Ông này chiếm được miền Bắc, nhưng từ-trần sớm, để lại ngai vàng cho con là vua Cảnh-Thịnh, tuổi mới lên mười...”

Nhận xét: Theo “Việt Nam Sử-Lược” của Trần Trọng Kim, Tập II, Chương X (T́nh-Thế Nước Nam Từ Năm Giáp-Tuất Về Sau), th́:

            Đoạn I. “Văn-Thân nổi loạn ở Nghệ An.  Tháng giêng năm Giáp-tuất (1874), là năm Tự Đức thứ 27, đất Nghệ An có hai người tú tài là Trần Tấn và Đặng Như Mai hội tập cả các văn-thân trong hạt rồi làm một bài hịch gọi là “B́nh Tây, Sát Tả”, đại lược nói rằng: “Triều-đ́nh dẫu ḥa với Tây mặc ḷng, sĩ phu nước Nam vẫn không chịu, vậy trước nhất xin giết hết giáo-dân, rồi sau đánh đuổi người Tây cho hết...” Bọn Văn Thân cả thảy độ non ba ngh́n người, kéo nhau đi đốt phá những làng có đạo...”

            Và, trong cùng sách, cùng tập, Chương XV (Việc đánh dẹp ở Trung-Kỳ và Bắc-Kỳ):

            Đoạn 8. Ông Phan-Đ́nh-Phùng mở đồn điền ở Vũ Quang, Hà Tĩnh, rồi cho người đi sang Tàu, sang Tiêm, học đúc súng đúc đạn, để đợi ngày khởi sự. Sau ông ấy đứng đầu đảng văn thân để chống cự với quân Pháp... (1893-1895)”

            Qua bài viết này, báo “L’Observatore Romano”, tiếng nói có thẩm quyền cao nhất của TCG, đă tự chứng tỏ là không biết đúng về lịch sử Việt Nam, nhất là về những sự việc liên hệ mà họ kể lại. Chỉ v́ vua Cảnh Thịnh ngược đăi tín đồ TCG, mà hội Văn Thân th́ cũng làm như thế, cho nên tờ báo nói trên kết hợp cả hai phía lại thành cùng một nhóm, mặc dù hai lực lượng ấy hiện hữu vào hai thế kỷ khác nhau.  Thật ra, dưới thời các vua Quang Trung và Cảnh Thịnh, vào cuối thế kỷ 18, không có Văn Thân.  Nhóm kháng Pháp này chỉ mới bắt đầu thành h́nh sau khi quân Pháp đă chiếm lấy nhiều phần đất của Việt Nam, dưới thời vua Tự Đức và sau khi nước Pháp đă đặt nền đô hộ trên nước Việt Nam dưới thời vua Thành Thái, vào cuối thế kỷ 19 mà thôi.

            B́nh luận: Sự kiện lịch sử mà bị viết sai như thế th́ làm thế nào mà đúng sự thật trong những chuyện khác, như chuyện “Đức Mẹ” Hiện Ra Tại La-Vang?

 

2.4.  Các cuộc bách hại TCG tại Việt Nam  thực sự bắt đầu xảy ra vào thời điểm nào ?

Tài liệu:

            2.4.1- Theo báo “L’Observatore Romano” (Người quan sát Rôma) th́: “Vào tháng 8-1798, triều-thần của vua Cảnh-Thịnh ra lệnh đàn áp Thiên Chúa Giáo. Giáo dân cùng với gia đ́nh chạy trốn vào vùng La Vang.  Một hôm, Đức Mẹ hiện ra với họ lần đầu, có bồng Đức Chúa Hài Đồng trong tay, có hai thiên-thần vây quanh, hứa sẽ che-chở và cứu vớt họ.  Sau đó c̣n có những lần hiện ra tiếp theo...”

            2-4.2- Vào ngày 19-6-1998, giáo-hoàng John Paul II có nói: “Kể từ 1533, nghĩa là từ khi Thiên Chúa Giáo bắt đầu truyền sang Đông Nam Á-Châu, trừ vài thời kỳ yên ổn, Giáo-Hội Việt Nam đă bị ngược đăi suốt 3 thế kỷ...”  Trước đó, linh mục Pierro Gheddo, tác giả “Cây Thập-Tự và Cây Bồ-Đề”, đă viết trong cuốn sách ấy: “Thí-dụ, tại Bắc Kỳ, các cuộc trấn áp dữ dội đă bắt đầu vào các năm 1696, 1713, 1721, 1778, v.v...”

Nhận xét:

            1- Lm Pierro Gheddo th́ viết rằng các sự kỳ thị trở nên khắc nghiệt vào năm 1696; báo “L’Observatore Romano” th́ viết rằng tàn ác nhất là vào năm 1798 nên “Đức Mẹ” phải hiện đến để “che chở” các tín đồ Ky Tô Giáo tỵ nạn tại La Vang; và Giáo hoàng John Paul II th́ nói rằng các sự ngược đăi ấy (dù có một số thời kỳ lắng yên) đă băt đầu từ năm 1533.  Nhưng, để t́m hiểu các cuộc đàn-áp ấy thật-sự xảy ra vào thời gian nào (từ 1533 đến 1696), ta hăy tra cứu các sách lịch sử và các tài liệu khác nữa đă được phổ biến công khai xem sao.

            2-  Tác giả Ky Tô Giáo Nguyễn Văn Thông đă viết chi tiết cụ thể về các cuộc giết hại giáo dân, nhưng chỉ kể năm 1630 là năm giết đạo gay gắt đầu tiên. Sử gia không TCG Trần Trọng Kim trong Việt Nam Sử Lược, trái lại, đă kể những vụ cấm đạo xảy ra sớm hơn trước đó rất nhiều:

            Năm Bính thân (1596) đời ông Nguyễn Hoàng có người giáo-sĩ Tây Ban Nha tên là Diego Adverte vào giảng đạo ở trong Nam trước hết cả.  Nhưng lúc bấy giờ lại có mấy chiếc tàu Tây Ban Nha cùng đến, chúa Nguyễn sợ có ư quấy nhiễu ǵ chăng, bèn đuổi đi...  Năm Bính dần (1626) đời vua Lê Thần Tông, giáo-sĩ là Baldinoti vào giảng đạo ở ngoài Bắc, bị chúa Trịnh không cho, phải bỏ đi...  Năm Tân vị (1631) ở trong Nam, chúa Thượng là Nguyễn Phúc Lan cấm không cho người Tây vào giảng đạo ở trong nước...  Năm giáp-th́n (1644) chúa Hiền ở Miền Nam bắt giết những người đi giảng đạo ở Đà Nẵng... Năm quí-măo ở ngoài Bắc chúa Trịnh là Trịnh Tạc bắt đuổi các giáo-sĩ và cấm không cho người ḿnh theo đạo Gia-Tô...  Năm bính-tí (1696) đời vua Lê Hi Tông, Trịnh Cán bắt đốt phá hết cả những sách đạo và nhà đạo ở các nơi và đuổi những người giảng đạo ra ngoài nước...

            B́nh luận: Rốt cuộc, ta không t́m thấy tài liệu về việc ngược đăi (dù không gay gắt) TCG vào 60 năm đầu tiên, từ khởi đầu giảng đạo vào năm 1533 cho đến năm 1596 (là năm chúa Nguyễn Hoàng đuổi giáo sĩ và tàu chiến Tây Ban Nha, mặc dù không bắt và không gây thiệt hại ǵ cho họ cả), chưa kể các thời kỳ yên ổn khác về sau. Thế th́ việc giảng đạo TCG tại Việt Nam quả đă không bị trở ngại suốt sáu thập niên đầu tiên. Ai nấy đều biết tại sao sau đó nó đă trở nên cay đắng. Cho nên, đáng lẽ Vatican không nên tảng lờ về 60 năm êm thắm đầu tiên, mà lại mập mờ gán cho Việt Nam là vốn kỳ thị tôn-giáo từ đầu.

 

2.5.  La Vang được chọn làm

Trung tâm Thánh mẫu toàn Quốc từ khi nào ?

 

Tài liệu:

            1-  Báo “Mẹ Việt-Nam”, số đặc-biệt 102 ra ngày 15-8-98, có đăng bài “Linh-Địa La Vang” về sau sửa chữa in lại trong sách Thuyền Ai Đậu Bến Văn Lâu (do tác giả xuất bản tại Hoa Kỳ năm 2001) từ tr.175 đến 198, của Nguyễn Lư Tưởng, với đoạn kết luận như sau:“Hội-Đồng Giám-Mục (Việt Nam) họp ngày 01-05-1980 đă chấp-thuận chọn La Vang làm Trung-Tâm Thánh-Mẫu Toàn-Quốc”.

            2- Trong bài báo của Vatican đăng trên “L’Observatore Romano” kể trên, có đoạn: “Qua Bức Thư Chung (của Hội-Đồng Giám-Mục Nam Việt-Nam) đề ngày 8-8-61, La Vang đă được công-nhận là Trung-Tâm Thánh-Mẫu Toàn-Quốc.  Sau ngày 30-4-75, tất cả giám-mục của Việt Nam, họp tại Hà Nội ngày 1-5-80, đă long-trọng chấp-thuận việc tiếp-tục chọn La Vang làm Trung-Tâm Thánh-Mẫu Toàn-Quốc...”

            Nhận xét:

            “L’Observatore Romano” viết đúng hơn Nguyễn Lư Tưởng, v́ khắp Việt Nam chỉ có một La Vang, và La Vang đă được chọn làm Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc vào ngày 8-8-61 (thời Ngô Đ́nh Thục niên trưởng của Giám mục miền Nam Việt Nam, làm Tổng Giám mục Giáo phận Huế, “quyền huynh thế phụ” của Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm), cho nên các Giám mục trước kia ở Miền Bắc mà nay họp chung với các ông lâu nay ở Miền Nam th́ chỉ làm có một việc h́nh thức là đồng thuận với một việc đă rồi, mà trong thâm tâm họ đă đồng thuận từ 8-8-61.

            Bài viết của Nguyễn Lư Tưởng (hiện là TTK Nguyệt san Hiệp Nhất tại TT Công giáo Việt Nam, Giáo phận Orange, Caĺornia. Hoa Kỳ) rất dài, gồm nhiều chi tiết, nhiều mặt, nhưng thiếu chính xác về điểm nói trên: Hội-Đồng Giám-Mục họp tại Hà Nội ngày 1-05-80 không phải chấp thuận chọn La Vang làm Trung-Tâm Thánh-Mẫu Toàn-Quốc (như thể đây mới là lần đầu tiên) mà là chấp-thuận việc tiếp-tục chọn La Vang (là một việc đă được chấp-thuận và có giá-trị thi-hành từ năm 1961 rồi).

 

2.6.  Nhà thờ La Vang đă được nâng lên

hàng Vương Cung Thánh Đường?

Tài liệu:

            Trong bài “Tinh-Thần La Vang” đăng trên báo “Thằng Mơ”, số 832 ra ngày 28-3-98, tác-giả Trần Văn Trí viết: “Đền thờ Đức-Mẹ La Vang là Vương-Cung Thánh-Đường đă được xức dầu Thánh ngày 22-8-61 theo sắc-chỉ Ṭa Thánh dưới thời Đức Giáo-Hoàng Gioan...”

Nhận xét: Trong bài “Ky-Tô-Hữu Việt Nam Sùng Kính Đức-Mẹ La Vang” đăng trên báo “L’Observatore Romano” nói trên, có đoạn:  “Vào ngày 22-8-61, nhà thờ La Vang đă được giáo-hoàng John XXIII nâng lên hàng Tiểu-Vương-Cung Thánh-Đường”.

Sự thực như thế nào Linh mục Nguyễn Văn Ngọc trong sách Linh địa La Vang từ năm 1970 đă trích Sắc chỉ Giáo hoàng Gioan XXIII ghi rất rơ là “Ta vui ḷng chấp nhận ư nguyện ấy (tức ư nguyện của các Giám mục Việt Nam do TGM Ngô Đ́nh Thục chủ tŕ. NĐX chú). Bởi thế sau khi đă bàn hỏi Thánh Bộ Lễ Nghi, t́m biết chắc chắn và cân nhắc kỹ lưỡng. Ta lấy toàn quyền Giáo Hoàng của Ta viết Sắc chỉ nầy có hiệu lực vĩnh viễn, để ban cho Thánh đường Đức Mẹ La Vang ở Địa Phận Huế được tước hiệu và phẩm giá Tiểu Vương Cung Thánh Đường với tất cả các quyền lợi, đặc ân thường ban cho những Thánh Đường như thế” (Nguyễn Văn Ngọc, Sđd. Tr. 115-116).

Khi viết Vài nét Lịch Sử về Linh Địa La Vang nhân dịp lễ Mừng 200 Năm Đức Mẹ Hiện Ra tại La Vang (1798 - 1998) Msgr. Peter Nguyen Van Tai (Radio Veritas Asia, Philippines) cũng viết: “Ngày 22.08.1961, ĐTC Gioan XXIII cất nhắc nhà thờ La Vang lên bậc "Tiểu Vương Cung Thánh Đường".

Và, ngay cả Phụ lục I trong sách Thánh Địa La Vang do Toà Giám Mục Huế (1998) biên soạn đang (11.2005) phát hành tại Nhà thờ La Vang đă trích đăng “Tổng thư “Magno Nos” của Đức Thánh Cha Gioan XXIII nâng Đền Thánh Đức Mẹ La Vang lên bậc Tiểu Vương Cung Thánh Đường” (tr.29).  

Sự kiện “Đền Thánh Đức Mẹ La Vang lên bậc Tiểu Vương Cung Thánh Đường” có thể t́m thấy ở nhiều tài liệu chính thức khác của Giáo hội TCG ví dụ như sách Lược sử các giáo xứ, tập II của Tổng Giáo Phận Huế (2001), “Toà thánh nâng đền thờ La Vang lên Tiểu Vương Cung Thánh Đường” (tr. 849).

La Vang chưa phải là một Vương-Cung Thánh-Đường như Trần Văn Trí viết mà chỉ là tiểu thôi. Hệ-thống tổ-chức của Giáo Hội TCG không cho phép lẫn lộn giữa Giám-mục và Tổng-giám-mục, v.v..., do đó, không thể lẫn lộn giữa Tiểu Vương Cung với Vương Cung.  Sự sai lầm của Trần Văn Trí, cũng như của các người khác, quả đă góp phần gia tăng mối nghi ngờ về sự chính xác của vấn đề La Vang.

           

2.7. Đức Mẹ hiện ra tại La Vang như thế nào ?

Tài liệu:

            1)  Báo “L’Observatore Romano” của Vatican, ra ngày 12-8-98, có đăng bài “Sự-Tích Đức-Mẹ Hiện Ra Tại Rừng La-Vang Ở Việt-Nam” trong đó có đoạn:

            “... Cùng với gia-đ́nh, các Ky Tô Hữu vào trốn trong rừng La Vang, cách xa nhà họ chừng 60 cây số.  Họ họp hằng ngày dưới một cây lớn và đọc kinh lần chuỗi vinh-danh Đức Mẹ.  Một hôm, Đức Mẹ với hai thiên-thần vây quanh và bồng Chúa Hài-Đồng trong tay, hiện ra với họ lần đầu tiên, hứa sẽ bảo-vệ và an-ủi họ.  Sau đó, c̣n có những lần hiện ra tiếp theo...”

            2) Báo “Églises d’Asie” (EDA), số 270 ra ngày 1-9-98, có đăng bài “Ky Tô Hữu Hành-Hương Tại La-Vang”, trong đó có đoạn:

            ... Việc hành-hương tại La Vang bắt nguồn từ cuối thế-kỷ 18.  Năm 1798, dưới triều Tây Sơn, vua Cảnh Thịnh đă ban-hành một cuộc đàn-áp rất khắc-nghiệt khiến cho giáo-dân phải chạy trốn vào trong một thung-lũng, tập-trung cầu-nguyện ở một khoảng đất trống lẻ-loi giữa rừng dày đặc nằm về hướng Tây của Tỉnh Quảng-Trị. Họ họp nhau quanh một bức tượng Đức Mẹ đặt trên cành của một cây đa lớn, xin được đấng mà họ gọi là “Mẹ” an-ủi và ban cho sức mạnh.  Vào cuối thế-kỷ 19, một nhà thờ được dựng lên chỗ đó...

            3)  Báo “Thằng Mơ”, số 832 ra ngày 28-3-98, có đăng bài “Tinh-Thần La Vang” của Trần Văn Trí, trong đó có đoạn:

            ... Lm Ng. V. Ngọc kể: “Trong lúc lánh nạn tại đây, ban đêm họ họp nhau cầu-nguyện và lần chuỗi.  Bỗng nhiên họ thấy một bà đẹp-đẽ mặc áo choàng hiện ra gần một cây đa đại-thụ, mà họ nhận biết ngay là Đức Mẹ, có bồng Chúa Hài-Đồng, hai bên có hai thiên-thần cầm đèn chầu...

            4)  Báo “Mẹ Việt-Nam” số 102 ra ngày 15-8-98, có đăng bài “Linh-Địa La Vang” của Nguyễn Lư Tưởng, trong đó có đoạn:

            ... Tương-truyền Đức Mẹ đă hiện ra tại gốc cây đa cổ-thụ. Dân làm rừng thường đến đó van-vái, về sau họ nghe nói có một Bà linh thiêng hiện ra tại đây nên họ đă đắp một cái nền dưới gốc cây đa, gọi là nền vọng, và rào chung quanh.

            5)  Báo “Saigon USA”, số 97 ra ngày 14-9-98, có đăng bài “Linh-Địa La Vang” trong đó có đoạn:

            ... Cây đa đại-thụ: Theo cổ-truyền ngày xưa Đức Mẹ đă hiện ra gần gốc nó, nay không c̣n tăm dạng ǵ...

            ... LM Giuse Nguyễn Xuân Cảnh (Kim Long) đă ở Phó tại Cổ Vưu dưới thời hai Cha Sở: Bonin (Ninh) và Cadière (Cả)...

            ... Đến sau Cha Cadière (Cả) đă sắm một bàn kiệu...

Nhận xét:

            1) Báo “L’Observatore Romano” là cơ-quan chính-thức của Vatican, có uy tín và khả tín nhất, trên tất cả, đă đơn giản kể lại việc “Đức Mẹ” hiện ra lần đầu như thế nào trước giáo dân tại La Vang: không nói cụ-thể xuất-hiện ở vị-trí nào so với cây đa đại-thu, và cũng không đề-cập đến áo choàng cùng với đèn chầu.

            2) Thư tin song ngữ “Églises d’Asie” của các Hội Truyền Giáo Ngoại Quốc tại Paris, chuyên về Á Châu, cũng có tầm vóc quốc tế, đă không đề cập đến việc “Đức Mẹ xuất hiện” mà chỉ mô tả cảnh tín đồ TCG hội họp để cầu nguyện ở đó, với “bức tượng” của Đức Mẹ, và nói rơ là tượng ấy được đặt trên cành cây -  những chi tiết không thấy có trong các “tài liệu” khác.  Không có Chúa Hải-Đồng và hai thiên thần, là những chi tiết được xem là quan trọng nhất trong lần hiện ra đầu tiên.

            3) Trần Văn Trí trên báo “Thằng Mơ”, căn cứ vào cuốn sách của Lm Nguyễn Văn Ngọc, th́ xác nhận rằng Đức Mẹ hiện ra lần đầu (“bỗng nhiên họ thấy”) không phải trên cành, mà là gần (bên cạnh) cây đa.

            4) Nguyễn Lư Tưởng (người Quảng Trị, tốt nghiệp Đại học sử, từng giữ chức TTK Hội Sử học của VNCH trước năm 1975) trên báo “Mẹ Việt-Nam” th́ khẳng định rằng dân La Vang đă tụ họp ở đó để cầu nguyện trước khi họ nghe nói rằng xưa kia có một Bà Linh Thiêng xuất hiện ở đó, và do nghe nói như thế họ mới đắp cái “nền vọng” dưới gốc cây đa.  Ngoài ra, bài viết không đề cập đến Chúa Hài Đồng và hai thiên thần, là những chi tiết tiêu biểu cho sự tích này.

            5)  Báo “Saigon USA” th́ đề-quyết rằng Đức Mẹ hiện ra gần gốc cây đa. Bài viết rất dài, tỷ mỷ, nhưng lại không đả động ǵ đến Chúa Hài Đồng và hai thiên thần, đáng lẽ phải được kể ra, nếu có, v́ đó là những điểm chính quan trọng hơn mọi nét tả linh tinh khác.

B́nh luận:

            1)  Theo báo “Églises d’Asie” th́ (từ đời Cảnh Thịnh) măi đến cuối thế-kỷ 19 mới có một nhà thờ được dựng lên.  Nhưng theo Nguyễn Lư Tưởng trong “Linh-Địa La Vang” trên báo “Mẹ Việt-Nam” số 102 th́ ngay từ “khoảng đầu đời Minh Mạng (1820-1840= đầu thế-kỷ 19) ba làng đồng-thuận nhường chỗ đó lại cho bên Công Giáo... và cha xứ đă cho sửa-sang nơi đó thành một nhà thờ bằng tranh.  Đây là ngôi nhà thờ đầu tiên tại La Vang.”

            2)  Các tác-giả viết về “sự xuất hiện của Đức-Mẹ tại La Vang”, v́ muốn tô vẽ thêm cho sự tích tăng phần khả tín mà lại chỉ căn cứ vào cổ truyền, lời đồn, nghe nói, đồng thời dựa vào ấn-tượng và tưởng tượng cá nhân, một chiều, cho nên thiếu cơ sở trung-thực, khiến mâu thuẫn nhau, làm cho người đọc thấy sự bịa đặt rơ ràng.

            3)  Khi mà chính sự hiểu biết của Giám mục tên tuổi Hồ Ngọc Cẩn c̣n bị Lm Lê Thiện Bá (cả hai đều có gốc gác Quảng Trị) bác bỏ, và cứ như thế, th́ làm sao mà người đọc có thể tin được các tác giả khác trong cùng đề tài, khi mà chính họ không hề đích thân hoặc trực tiếp tiếp cận với các sự việc hoặc bằng chứng chính xác về sự việc lúc đang xảy ra của sự tích “lịch sử” này?

            4) Tóm lại, ngay chính báo “L’Observatore Romano” cũng đă đưa ra kết luận, liền sau đoạn viết về sự xuất hiện của Đức Mẹ tại La Vang:  “Tiếc thay, hiện nay không c̣n một tài-liệu viết nào viết về những lần Đức Mẹ hiện ra: những tài-liệu ấy có lẽ được lưu trữ ở Huế và đă bị tiêu-hủy trong hai cuộc chiến địa-phương, năm 1833 dưới thời Minh Mạng, và năm 1861 dưới thời Tự Đức”* (hơn một thế-kỷ trước khi có lễ “kỷ niệm 200 năm” này, là dịp để các tác-giả kể trên tha hồ đặt điều, phịa chuyện)

Phụ chú 1:

            Nguyễn Lư Tưởng trong bài “Linh-Địa La Vang” trên báo “Mẹ Việt-Nam” đă viết:  “Lm Stanilas Nguyễn Văn Ngọc đă trích dẫn một đoạn trong bức thư của Lm Lôrensô Lâu, ở vùng Dinh Cát (Quảng Trị) đề ngày 17-2-1691 gởi về Roma”:  Như thế rơ ràng là các báo cáo từ vùng Dinh Cát (gồm có La Vang) đă được gởi về thấu tận Roma từ hơn một thế kỷ (1691-1798) trước khi có vụ gọi là “Đức Mẹ Hiện Ra Tại La Vang”; và Trần Văn Trí trong bài “Tinh-Thần La Vang” trên báo “Thằng Mơ” cũng đă viết: “Vài Nét Lịch-Sử Về La-Vang: 1717-1739: xảy ra một số xáo trộn mà Ṭa Thánh phải trực-tiếp can-thiệp...”   Đây cũng là một bằng chứng nữa chứng tỏ rằng Roma đă theo dơi sít sao t́nh h́nh cộng đồng TCG tại La Vang hơn năm thập niên trước vụ gọi là Đức Mẹ Hiện Ra Tại La-Vang.  Tất-nhiên, ai nấy đều thấy: sở dĩ hiện nay không có tài liệu viết về vụ này lưu trữ tại Vatican, chỉ v́ một lư do quá đơn giản: Không Hề có chuyện Đức Mẹ Hiện Ra Tại La Vang.

Phụ chú 2:

            Nguyễn Lư Tưởng c̣n viết: “Năm 1886 Đức Giám-Mục Caspar ở Huế mới quyết-định xây nhà thờ bằng gạch... phải mất 15 năm mới hoàn-thành. Đại-Hội Đức-Mẹ La Vang lần thứ I và khánh thành nhà thờ vào các ngày 6, 7 và 8 tháng 8 năm 1901."  Vậy th́ trong suốt thời kỳ 15 năm này (88 năm sau vụ gọi là “Hiện Ra”, và ít nhất là 25 năm sau lần “tài liệu bị tiêu hủy dưới thời Tự Đức” vào năm 1861) tại sao không có người nào t́m ra được một tài liệu nào khả tín, nếu có, về sự xuất hiện của Đức Mẹ tại La Vang?

            Vấn đề bây giờ là: những chi tiết mới được thêm thắt trong các bài viết dẫn trên, nếu không được phanh phui ra, hẳn là sẽ bị sử dụng như là “tài liệu căn bản”, “bằng chứng lịch sử” để tiếp tục đầu độc các thế hệ con cháu của chúng ta bây giờ và trong tương lai.

 

2.8. Có ai tận mắt được trông thấy  Đức Mẹ hiện ra tại La Vang không ?

 2.8.1. “Nhà Chùa thành Nhà Chúa” trong hoàn cảnh nào?

Tài liệu: Trong bài “Tinh-Thần La Vang” đăng trên báo “Thằng Mơ”, số 832 ra ngày 28-3-98, Trần Văn Trí viết:

            “Vào đầu thế-kỷ 19, tiếng đồn về Đức Bà linh thiêng lan rộng khắp nơi. Trong những năm đầu 1820-1840, các người Công Giáo thuộc các làng Ba Trừ, Cổ Thành Thạch Hăn có chung nhau xây một ngôi chùa ngay tại nơi Đức Mẹ hiện ra, gọi là chùa Ba Làng.  Nhưng sau đó họ bàn tính lại với nhau và đồng thuận rằng Đức Bà hiện ra là “bên giáo”, nên họ đă nhường ngôi chùa lại cho bên Công Giáo và các gia-đ́nh Công Giáo tu sửa “ngôi chùa thành nhà Chúa.” (Lm Hồng Phúc: Đức Mẹ La-Vang, tr. 35).

Nhận xét:

            1-   Ta hăy t́m hiểu xem “ngôi chùa đă trở thành nhà Chúa” trong trường hợp nào. Báo  “Thằng Mơ”, số  852  ra ngày 15-8-98, có đăng  bài “Sự kiện La Vang: Trang Sử Tử Đạo” của Nguyễn Văn Thông, trong đó có đoạn:

            Giám-mục Tabert ghi lại rằng, giáo hội Miền Nam, khi vua Minh Mạng ra chỉ dụ cấm đạo, đă có hàng trăm giáo-hữu bị bắt giam tù, bị tra-tấn và bị án lưu-đày hoặc xử-tử...

a. Trong năm 1832, Chỉ-huy-trưởng đoàn quân hộ-vệ cho vua Minh Mạng là Tống Viết Bường cùng với những sĩ-quan và binh-sĩ cấp dưới bị bó-buộc kư giấy xuất-giáo. Ông Bường và 12 người không chịu kư. Họ bị truyền phải mang gông và đánh đ̣n... Đầu roi ch́ quất xuống xé thịt văng ra...Trước cực-h́nh dă-man ấy, sáu binh-sĩ không chịu nổi...Ông Bường và sáu người khác chịu tù ngục và tra-tấn cho tới cùng rồi bị mang đi chém đầu vào tối ngày 23-10-1833 ở Thợ Đúc, Huế (Bùi Đức Sinh: Giáo-Hội Công Giáo ở VN, tập III, trg 46-47).

b. Ngày 8-9-1835, giáo-sĩ Marchand bị bắt tại Gia Định, bị đóng cũi như một con vật mang về Huế cùng với Lê Văn Viên 7 tuổi, con của Lê Văn Khôi... Giáo-sĩ bị khép tội cùng với Lê Văn Khôi làm loạn chống lại triều-đ́nh Minh Mạng... Lí-h́nh liền lấy ḱm trong ḷ lửa kẹp mạnh vào hông giáo-sĩ, thịt cháy xèo bốc khói.. Ngài và ba người bị khép tội đồng-lơa cùng với em Viên phải án lăng-tŕ.  Họ bị lột hết quần áo, bị trói vào cáng điệu đến pháp-trường ở nhà thờ họ Thợ Đúc...Lí-h́nh lấy ḱm kẹp từng miếng thịt lôi ra cho một lí-h́nh khác cầm dao phay cắt miếng thịt ấy.  Chúng bắt đầu bằng việc cắt dương-vật của người tử-tội trước, rồi đến hai miếng thịt vú, hai miếng bả vai, cắt hai tay, hai bên đùi rồi hai bắp vế... cho đến khi c̣n lại bộ xương dính những sợi thịt đỏ ḷm.  Sau đó lí-h́nh chặt đầu vị giáo-sĩ... tháo giây trói cho xác ngă sấp xuống đất, lấy búa chặt thành bốn khúc theo bề ngang rồi bổ mỗi khúc làm đôi theo bề dọc...  Đầu của giáo-sĩ Marchand được mang đi các tỉnh treo ở chợ, sau đó bỏ vào cối mà xay (Phan Phát Huờn: Louvet: La Cochinchine Religieuse, QII, trg. 92) và nhiều vụ khác.

            2- Thời-kỳ 1820-1840 mà Trần Văn Trí kể trên, rơi đúng vào chính triều đại Minh Mạng, giai-đoạn bách hại Ky Tô Giáo khắc nghiệt như thế. Và sử gia Trần Trọng Kim đă viết trong “Việt Nam Sử-Lược”:  “Lúc bấy giờ không phải là một ḿnh vua Thánh Tổ (tức Minh Mạng) ghét đạo mà thôi, phần nhiều những quan lại cũng đều một ư cả cho nên sự cấm đạo lại càng nghiệt thêm.” Lê Văn Khôi và đồng đảng hùng mạnh đến độ chiếm được 6 tỉnh miệt trong chỉ trong một tháng, và cố thủ thành Gia Định suốt 3 năm trời, ở tận miền Nam xa vời; thế mà Minh Mạng cũng đă dẹp tan và trừng trị khủng khiếp như trên. Vậy th́ một nhóm giáo dân TCG tay không, ẩn trốn cách kinh đô và ảnh hưởng của nhà vua chỉ trong 60 cây số, làm sao không bị phát hiện*, mà c̣n công khai tu sửa ngôi chùa thành nhà Chúa, trong khi các cuộc giết đạo vẫn c̣n tiếp diễn thêm 40-60 năm nữa (cho đến khi Pháp đến vào thập niên 1880)?

            B́nh luận: Nếu Đức Mẹ thực-sự hiện ra tại La Vang năm 1798, tại sao giáo dân phải đợi cho đến 22-42 năm sau (1820-1840) mới nghe tiếng đồn, mới xây ngôi chùa, rồi sau mới bàn với nhau rằng Bà linh-thiêng[3] hiện ra là “bên[4] giáo”?  Hơn nữa, chính họ là “dân TCG từ 3 làng Ba Trừ, Cổ Thành và Thạch Hăn” đă xây ngôi chùa ấy, tại sao họ không nói hẳn, thí dụ, đến nay th́ chúng ta đă có thể chính thức công nhận nó là nhà Chúa, v́ Bà hiện ra đích thực là “Đức Mẹ” Maria, và báo cho bên không TCG biết như thế, chứ cần ǵ phải chờ về sau mới bàn (giữa dân TCG) với nhau rằng Bà ấy là của bên ta?  Tóm lại, tất cả chỉ thuần túy là tin đồn, và không có ai tận mắt trông thấy “Đức Mẹ” hiện ra ở La Vang cả.

 2.9. Trong trường hợp nào người ta bắt đầu nghe nói đến

việc “Đức Mẹ” hiện ra tại La Vang?

Tài liệu:

Trong bài “Linh-Địa La Vang” đăng trên báo “Mẹ Việt-Nam”, số 102 ra ngày 15-8-98, sau đăng trong sách Thuyền ai đậu bến Văn Lâu, (tác giả tự xuất bản ở Hoa Kỳ năm 2001, từ tr. 175-198), Nguyễn Lư Tưởng viết:

            1- Năm 1797, nhân khi thủy-quân của Nguyễn Ánh tiến ra tận cửa bể Tư Dung (cửa Tư Hiền) thuộc tỉnh Thừa Thiên, th́ Lê Văn Lợi, một vị quan của Tây Sơn đă đề-nghị vua ra lệnh bắt hết người Công Giáo và các linh-mục, lấy lư-do dân theo đạo ủng-hộ Nguyễn Phúc Ánh...Vua Cảnh-Thịnh đă ra mật-lệnh cho các địa-phương hẹn đến tháng 5-1798 sẽ bắt và giết tất cả giáo-dân cũng như linh-mục, không để sót người nào...Đức giám-mục Jean De Labartette lúc đó đang trốn tránh ở làng Di Luân... Tin đó được loan truyền ra trong giới Công Giáo và dân theo đạo ở các làng Trí Bưu, Thạch Hăn, Hạnh Hoa bèn chạy vào miền núi La Vang để ẩn núp.  Và chính trong thời-gian đó Đức Mẹ đă hiện ra với họ. (Thuyền ai đậu bến Văn Lâu, tr. 187-189);

            2- Tương-truyền Đức Mẹ đă hiện ra tại gốc cây đạ cổ-thụ. Dân làm nghề rừng thường đến đó van vái, về sau họ nghe nói có một Bà linh thiêng hiện ra tại đây nên họ đă đắp một cái nền dưới gốc cây đa gọi là nền vọng và rào chung quanh. Khoảng đầu đời Minh Mạng, 1820, dân ba làng Thạch Hăn, Ba Trừ và Cổ Thành chung nhau làm một ngôi miếu nơi đó, về sau họ nghe nói ngày xưa có một Bà bên đạo hiện ra ở chỗ đó nên cả ba làng đồng thuận nhường chỗ đó lại cho dân bên đạo Công Giáo. Giáo-dân thời đó đă đem việc này tŕnh cho vị linh-mục ở xứ Trí Bưu (Cổ Vưu) và cha xứ[5] đă cho sửa-sang nơi đó thành một nhà thờ bằng tranh. Đây là ngôi nhà thờ đầu tiên tại La Vang.

            3-Vua Đồng-Khánh lên ngôi (1885), chủ-trương t́m kiếm ḥa-b́nh...Cũng trong thời-điểm này, cha xứ Trí Bưu (Cổ Vưu) đă hỏi những giáo-hữu lớn tuổi trong giáo-xứ khi đến giờ lâm-chung, chịu phép giải tội và xức dầu thánh[6], rằng: “Con phải thề nói sự thật, con có nghe cha mẹ, ông bà trước kia nói ǵ về sự-tích Đức Mẹ hiện ra tại La Vang không?”  Tất cả những người đó đều trả lời: “Có” và “chuyện xảy ra đă gần 100 năm rồi.” Đức Mẹ đă hiện ra trước đó khoảng 100 năm, nghĩa là vào thời Tây Sơn.  Bằng-chứng là năm 1886 Đức Cha Caspar (Lộc) ở Huế đă quyết-định xây đền thờ kính Đức Mẹ hiện ra, theo cha mẹ, ông bà kể lại, cách nay cả trăm năm, tức là vào cuối thế-kỷ 18, thời Tây Sơn.

            Nhận xét:

            a- Pigneau vừa là Giám mục (cao cấp) vừa là người Pháp (ngoại quốc), lại giúp kẻ thù là Nguyễn Phúc Ánh và lănh đạo các tín đồ tại địa phương; thế mà vua Cảnh Thịnh lại nhắm vào các giáo dân trước cả các kẻ cầm đầu?  Giám mục Jean De Labartette có mặt tại làng Di Luân, Quảng-Trị, tỉnh của La Vang, thế mà không hề viết ǵ về vụ gọi là “Đức Mẹ” hiên ra ngay vào lúc đó tại La Vang?

            b- Lạ lùng hơn nữa là ngay chính các giáo dân từ 3 làng Trí Bưu  (tức Cổ Vưu), Thạch Hăn và Hạnh Hoa, là những tín đồ TCG đă chạy đến tị nạn tại La Vang và được kể là đă thấy Đức Mẹ hiện ra hứa che chở họ ngay chính vào lúc Đức Mẹ hiện ra (năm 1798), th́ lại không lập dù chỉ là một cái bàn để thờ Đức Mẹ; mà phải chờ đến hơn hai mươi năm về sau (1820-1840) để các cư dân thuộc nhiều tín ngưỡng khác nhau của 2 làng khác, Ba Trừ và Cổ Thành, cùng với Thạch Hăn (c̣n dân 2 làng Trí Bưu và Hạnh Hoa th́ không tham gia) đứng ra làm một ngôi chùa (dù cho có bài viết là ngôi miếu), để thờ một Bà mà họ thấy là không phải Đức Bà của TCG, cho đến về sau họ nghe nói rằng đó là Đức Mẹ họ mới nhường lại cho bên TCG:  Không ai nghĩ rằng giáo dân các làng Trí Bưu và Hạnh Hoa vong ân đối với “Đức Mẹ”, nhưng về lư do tại sao họ không dự phần xây chùa, hiển nhiên là v́ mặc dù chính họ là tín đồ TCG họ vẫn không tin ngay từ lần đầu (1798) rằng Bà hiện ra là “Đức Mẹ” Maria.

B́nh luận:

            Người đọc thấy ngay là cha xứ Trí Bưu đă lợi dụng giờ phút lâm chung của người già cả[7], muốn “hồn được lên thiên đường”, mà sợ không được cha xứ cho lên, nên bắt họ phải theo là có nghe ông bà cha mẹ trước kia kể lại, chuyện đă xưa gần trăm năm... Chỉ cần có một tiếng “Có!” giản dị, không cần chi tiết ǵ cả. Tại sao việc này không được thực hiện trước năm 1885, khi mà trước đó giáo dân La Vang đă có thể công khai biến nhà chùa thành nhà Chúa (1820-1840), suốt 40 - 60 năm qua? Và tại sao cha xứ không hỏi các giáo dân mạnh khỏe trẻ trung?  Tôi chắc lư do là v́ “sáng kiến” mới được nảy sinh vào năm 1885 (Đồng-Khánh lên ngôi), họ tính là không c̣n ai đủ già để biết và để căi lại sự việc cho là xảy ra đă gần trăm năm.

            Xin thưa:  là v́ thật ra không hề có việc “Đức Mẹ” (của Ky Tô Giáo) hiện ra tại La Vang.

            Vậy th́ Ṭa Thánh, qua báo “L’Observatore Romano”, quả đă thành thật và thẳng thắn khi xác quyết rằng “Tiếc thay, hiện nay không có một tài-liệu nào lưu-trữ về việc Đức Mẹ Hiện Ra Tại La Vang” mặc dù họ vẫn chống chế cho rằng các tài liệu ấy đă bị tiêu hủy dưới thời Minh Mạng, Tự Đức: Họ giả vờ coi như không có ai có thể gửi ǵ ra khỏi xứ Huế và nước Việt Nam trong suốt 35 năm trường (1798-1833), đồng thời tảng lờ t́nh trạng người Pháp đô hộ toàn cỏI Việt Nam (1884-1945) và tưởng như các phần tử thực dân TCG này không biết phụng vụ “Đức Mẹ” ngay tại thuộc địa của ḿnh, nhất là sau khi đă có những vụ hiện ra tại Lourdes ở Pháp năm 1858 và tại Fatima ở Bồ Đào Nha năm 1917?

            Ta cũng gặp được một óc tưởng tượng khác người: Trong khi các bài viết khác nói rằng măi đến 1820-1840 giáo dân TCG tại La Vang mới nghe tiếng đồn về việc “Đức Mẹ” hiện ra ngày xưa, th́ Trần Văn Trí trong bài “Tinh-Thần La Vang” đăng trên báo “Thằng Mơ” số 832 lại viết: “Bỗng nhiên họ thấy một bà đẹp đẽ mặc áo choàng hiện ra gần một cây đa đại thụ, mà họ nhận biết ngay là Đức Mẹ.”

            Những “nhân chứng” ấy nhận biết tại chỗ rằng đó chính là “Đức Mẹ”, trong lúc Giám mục Jean De Labartette có mặt tại tỉnh địa phương, thế mà không có một chứng tích nào, tài liệu viết nào về sự kiện ấy được lưu hồ sơ.  Chỉ nội một chi tiết đó đă đủ để vô hiệu hóa tất cả các chi tiết khác về vụ hiện ra.

            Ta lại có thêm một nguồn ngoại sử quư báu, không phải là về “Đức Mẹ” mà là về Cây Đa: linh-mục Pierro Gheddo viết về sự tích “Đức Mẹ” hiện ra tại La Vang cũng như các sự ngược đăi TCG tại Việt Nam, đă đặt nhan đề cho sách của ḿnh là “The Cross and the Bo-Tree” (Cây Thập-Giá và Cây Bồ-Đề).

            Lm Pierro Gheddo quả đă thực tế gọi hẳn cây đại thụ là cây Bồ-đề thay v́ cây đa.  Cây Bồ Đề thông thường là cây của nhà Phật, của nhà chùa; và lẽ tất nhiên “Đức Mẹ” Maria của Ky Tô Giáo không bao giờ muốn đến gần, nói ǵ dùng nó làm điểm tiếp cận để xuất hiện trước tín đồ của ḿnh.

            Tóm lại, người đọc có thể kết luận rằng: trong ngót một thế kỷ rưỡi (từ 1798 đến 1945), cả thực dân Pháp lẫn các chức sắc TCG thuộc nhiều quốc tịch đă rất lương thiện, v́ họ không công nhận có sự hiện ra của “Đức Mẹ” tại La Vang, bởi lẽ chuyện đó là vô căn cứ. Và chỉ đến khi giáo dân Ngô Đ́nh Diệm lên làm thủ tướng, rồi tổng thống, của miền Nam Việt Nam (1954-1963) chuyện này mới được nêu lên.

            Trần Văn Trí trong “Tinh Thần La Vang” đăng trên báo “Thằng Mơ”, số 832 ra ngày 28-3-98, viết:

“Hội-Đông Giám-Mục Việt-Nam trong phiên họp ngày 13-4-61 đă cho đền thờ Đức-Mẹ La Vang làm Đền Thờ Toàn-Quốc Dâng Kính Trái Tim Vô-Nhiễm Đức Mẹ và nhận Linh-Địa La Vang làm Trung-Tâm Thánh-Mẫu Toàn-Quốc.”

Báo “L’Observatore Romano” ra ngày 12/19-8-98 th́ viết rằng: “Trong bức thư chung ngày 8-8-61 của các giám-mục Việt Nam, La Vang được chọn làm Trung-Tâm Thánh-Mẫu Toàn-Quốc.”(Ngày 13-4-61 hay là 8-8-61?.) Ngày 22-8-61, giáo-hoàng John XXIII nâng đền thờ La Vang lên hàng Tiểu Vương-Cung Thánh-Đường.

            Rơ ràng lập trường của Vatican trong vụ này là chỉ dựa vào báo cáo và đề nghị của các Giám mục TCG tại địa phương, mà giai đoạn này th́ họ chịu hoàn toàn ảnh hưởng của Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm và Tổng giám mục Ngô Đ́nh Thục của Miền Nam Việt Nam.

            Cũng như trong các bài viết khác, tất cả chỉ là nghe nói, tiếng đồn, tương truyền, và mỗi lần lại mỗi khác nhau và mâu thuẫn nhau.

            Dù sao, cây đa ở đây hẳn thuộc về bên không TCG, dù là hồi đó hay là bây giờ; và dân La Vang đến đó cầu nguyện là dân đa tín ngưỡng, tin thờ nhiều thần (kể cả ma quỷ, là những h́nh bóng chập chờn thỉnh thoảng hiện ra nơi các cây đa), rất lâu trước khi có dân TCG đến đó tị nạn rồi sau mới nghe tiếng đồn về Bà linh thiêng...

2.10. Về trường hợp vận dụng lịch sử theo ư ḿnh của Linh mục Trần Hữu Thanh

Linh-mục Trần Hữu Thanh là một nhân vật TCG quan trọng nổi bật từ thời Ngô Đ́nh Diệm ở Miền Nam; ông được xem là linh hồn của “chủ-nghĩa nhân-vị” vốn là xương sống của đời sống chính trị và ư thức hệ của Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm. Trần Hữu Thanh cũng là một trong các tác giả nghiên cứu viết về La Vang. Để thấy ư kiến của Lm Thanh khác với các tác giả khác như thế nào, xin trích dẫn lại những thông tin đă nêu trên:

Đức-Mẹ Hiện Ra Tại La-Vang Vào Lúc Nào,

trong Hoàn-cảnh Nào?

Tài liệu:

1-  Theo L’Osservatore Romano, “tháng 8-1798, triều-thần của vua Cảnh-Thịnh ra lệnh đàn-áp Ky Tô Giáo. Giáo-dân cùng với gia-đ́nh chạy trốn vào rừng La Vang...  Một hôm, Đức Mẹ hiện ra.”

            2- Theo Nguyễn Lư Tưởng, “vua Cảnh-Thịnh đă ra mật lệnh cho các địa-phương hẹn đến tháng 5-1798 sẽ bắt và giết tất cả giáo-dân cũng như linh-mục, không để sót người nào...Dân theo đạo ở các làng Trí Bưu, Thạch Hăn, Hạnh Hoa bèn chạy vào miền núi vùng La Vang để ẩn núp.  Chính trong thời-gian đó, Đức Mẹ đă hiện ra với họ.”

            3- Theo Trần Văn Trí, “năm 1798, đời Cảnh-Thịnh, giáo-dân phải trốn tránh v́ những lệnh bắt giáo-sĩ, thu ảnh-tượng, rỡ nhà thờ, đàn áp giáo-dân... là năm Đức Mẹ hiện ra ở La Vang.”

Nhận xét:

            Không kể sự khác nhau giữa tháng 5 và tháng 8 năm 1798, và nhiều người (chứ không phải là tất cả) giáo dân phải trốn tránh, ta hăy căn cứ vào bài thuyết giảng của Tổng giám mục Nguyễn Văn Thuận (cháu gọi Tổng thông Ngô Đ́nh Diệm và Tổng Giám mục Ngô Đ́nh Thục bằng cậu ruột) tại Anaheim Convention Center hôm 22-2-98 “mỗi lần Đức Mẹ hiện ra nơi nào là để báo trước một biến cố sắp-sửa xảy đến cho nhân-loại” để tạm đồng ư rằng: “Đức Mẹ” hiện ra tại La Vang vào Tháng 8/1798 dưới triều vua Cảnh Thịnh là lúc giáo dân Việt Nam bị đàn áp khốc liệt nhất.

Nhưng theo quan điểm của Linh mục Trần Hữu Thanh th́ khác.

            Báo “Mẹ Việt-Nam”, số 102 ra ngày 15-8-98, có đăng bài “Thử Xác-Định Thời-Điểm Và Hoàn-Cảnh Sự Việc Đức Mẹ Hiện Ra Ở La Vang” trong đó có đoạn linh mục Trần Hữu Thanh:

            “Ba anh em Tây Sơn biết rơ Đức Giám mục Pigneau (Bá Đa Lộc) ủng-hộ Nguyễn Phúc Ánh, hại ḿnh; và các thừa-sai, linh-mục bản-quốc đều ngả về phía Nguyễn Phúc Ánh; nhưng chắc-chắn là v́ chính-trị cao, không muốn gây thêm thù, và giữ t́nh đoàn-kết quốc-dân, họ không ngược-đăi các thừa-sai, trái lại c̣n ban cho nhiều ân-huệ (CGDT, tr. 18,19) và để người Công-Giáo tự-do”.

            Mặc dù có kể ra hai vụ cấm đạo, nhưng Lm Trần Hữu Thanh khẳng-định rằng các anh em Tây Sơn nói chung, vua Cảnh-Thịnh nói riêng, và đặc biệt là cuộc bắt bớ đạo vào năm 1798, thật ra không có quá ác như nhiều người nghĩ. Như thế biết người nào trong số người viết trên báo L’Osservatore Romano, Nguyễn Lư Tưởng, Trần Văn Trí hay Trần Hữ Thanh? Các cây viết đều là người của TCG đáng tin cẩn cả kia mà! 

Bài viết của Trần Hữu Thanh chú-trọng nghiên cứu phân tích thời điểm và hoàn cảnh của việc “Đức Mẹ” Hiện Ra Tại La Vang.

I.  Thời điểm: Tài liệu: Lm Trần Hữu Thanh viết:“Việc bố ráp ở Huế xảy ra ngày 7-8-1798.  Sắc-chỉ bắt đạo được ban-hành 10 ngày sau, là vào ngày 17-8-1798. Cơn bách-hại kéo dài độ một tháng, là từ khoảng 17-8-1798 đến 17-9-1798.”

Nhận xét: Dù đă bắt đầu viết rằng “Đức Mẹ hiện ra ngày tháng năm nào? Không sử sách nào ghi chép rơ!” thế mà linh-mục Trần Hữu Thanh vẫn kết luận: “Như thế ta có thể xác-định việc Đức Mẹ hiện ra tại La Vang là vào khoảng 17-8 đến 17-9-1798. Ta không thể xác định chính xác hơn ngày giờ Đức Mẹ hiện ra, nhưng xác định được tháng năm và khung cảnh Đức Mẹ hiện ra...”

            Thế là linh-mục Thanh đă xác-định được cả ngày Đức Mẹ hiện ra (trong lúc các nhân vật khác không xác-định được).

Hoàn cảnh:     Về La Vang dưới thời chúa Trịnh (1774-1786), linh-mục Trần Hữu Thanh viết:

            “Theo các thừa-sai viết lại, các quan cao-cấp chúa Trịnh gởi vào là người Công Giáo, ít ra là thân-Công-Giáo, nên suốt thời-gian này không có việc bắt đạo (CGĐT tr. 0 và tr. 62).  Chỉ có một sắc-chỉ cấm đạo ngày 3-12-1778.  Nguyên-nhân có thể do các thanh-tra Đàng Ngoài khiển-trách các quan-chức quá dung-dưỡng người Công Giáo.  Và cũng có thể v́ sự việc một tàu nước Anh đă vào buôn bán ở Cửa Hàn, đă bắn phá các pháo-đài của quân-đội, nên chính-quyền tức giận đă ra lệnh cấm đạo. V́ người thời đó đồng-hóa mọi người Âu Châu với Công Giáo.  Cả hai nguyên-do cấm đạo đều hời-hợt, chỉ hạn-chế trong vùng vịnh Đà Nẵng, nơi xảy ra sự việc quân Anh bắn phá vùng quanh thị-xă Huế, và chỉ qua-loa trong vài ngày (CGĐT tr. 63).  Ngày 8-1-1779, một năm sau, cũng có một chỉ-thỉ cấm đạo nữa.  Nhưng người ta không áp-dụng các h́nh phạt của chỉ-thị, nên các giáo-hữu vẫn sinh-hoạt như thường (sđd 64). Như thế th́ hai cuộc bách-hại trên không có ảnh-hưởng đến tỉnh Quảng Trị”.

            2- Về cuộc bắt đạo chủ chốt tại La Vang năm 1798, Lm Thanh viết:

            “Ngày 7-8-1798 giữa trưa, 4 toán lính đột-nhập vào 4 họ đạo ở thành-phố Huế. Tại họ Phường Đúc đă bắt được linh-mục Emmanuel Nguyễn Văn Triệu là linh-mục hoạt-động ở Đàng Ngoài về quê thăm mẹ (bị bắt trong cuộc bố ráp 7-8-1798, bị hành-quyết ngày 17-9-1798), và: Mười ngày sau cuộc bố ráp đó, vua Cảnh- Thịnh đă ban-hành một sắc-chỉ truyền phá hủy tất cả các nhà thờ, tất cả các nhà ở của các linh-mục và bắt tất cả những ai có thể bắt được. Cuộc bách-hại này xảy ra dữ-dội.  Phản-ứng của Cảnh Thịnh là phản-ứng của con người dẫy chết, và binh-sĩ của ông cũng thấy ḿnh tận-số nên hung-hăng đốt-phá cướp-bóc chém-giết”.  Và:

            “Chắc việc tàn-sát bắt-bớ rất hung-bạo. Nhưng phải là cơn bắt đạo đột-ngột và ngắn ngày. V́ đột-ngột nên người ta chỉ lo sao tránh mặt quan, chứ chưa phải t́m nơi định-cư tuyệt-đối an-toàn.  V́ Cổ-Vưu chỉ xa La Vang độ 4 cây số, nghĩa là chỉ vào sâu trong rừng độ 3 cây số...  Và cơn bắt đạo ngắn ngủi.  V́ các sự việc kể lại chỉ xảy ra trong vài ba tuần, một tháng. Không thấy nói người Công Giáo chuyển vào sâu, đi nơi khác, hay là cố-định cuộc sống, mà như sau đó là trở về lại cố-hương”.

Nhận xét:

            1- Về chính quyền họ Trịnh ở Dinh Cát thời gian 1774-1786, Trần Văn Trí đă “ghi lại những nét chính yếu góp nhặt từ các tài-liệu đă được phổ-biến về Đức Mẹ La-Vang” và đă viết trong bài “Tinh-Thần La Vang” đăng trên báo “Thằng Mơ” số 832 như sau:

            Đại-tướng Ngô Cầu được bổ vào cai-trị từ B́nh Trị Thiên vào Nam. Từ 1778-79, nhiều giáo-dân bị giết, ruộng đất bị chiếm đoạt, tài-sản bị tịch-thu...

            Trần Văn Trí th́ dựa vào các tài liệu đă được phổ-biến mà viết rằng có nhiều giáo-dân trong hạt Dinh Cát (Quảng-Trị), bị giết, thế mà linh mục Trần Hữu Thanh th́ dựa vào các thừa-sai mà viết rằng trong suốt thời-gian họ Trịnh chiếm đóng (gồm cả Quảng Trị) không có việc bắt đạo. Thế ai đúng ai sai?

            2- Về cuộc bách hại của vua Cảnh Thịnh, Nguyễn Lư Tưởng viết: “Năm 1797, dưới triều vua Cảnh Thịnh, nhân khi thủy-quân của Nguyễn Phúc Ánh ra tận cửa bể Tư Dung (Tư Hiền) của tỉnh Thừa Thiên, một vị quan đề-nghị bắt hết người Công Giáo và các linh-mục. Vua Cảnh-Thịnh im lặng không trả lời nhưng sau đó đă ra mật-lệnh hẹn đến tháng 5-1798 sẽ bắt và giết tất cả giáo-dân cũng như linh-mục không để sót người nào.”

             Trần Văn Trí viết: “Cảnh Thịnh bắt được một lá thư của Nguyễn Ánh gửi cho Đức Cha Gioan Labartelle, nên nghi-ngờ Công Giáo thông-đồng với kẻ thù của ḿnh.  Ngày 7-8-1798, vua ra lệnh tấn-công mấy họ đạo ở Phú Xuân và cả vùng Cổ Vưu, Quảng Trị. Cha Emmanuel Triệu đă ra nạp ḿnh với quân Tây Sơn và bị tử-h́nh ngày 17-9-1798.”

            Như thế tức là biến-cố 1798 đă được vua Cảnh Thịnh dự tính trước từ năm 1797, nhất là sau khi (theo Trần Văn Trí) “ bắt được bức thư của Nguyễn Phúc Ánh gửi giám-mục De Labartelle” và (theo chính Lm Thanh) “Nguyễn Phúc Ánh đem quân ra đánh Qui Nhơn và c̣n ra tận Đà Nẵng, có giám mục Pigneau và hoàng tử Cảnh tháp-tùng, (theo Nguyễn Lư Tưởng: thủy quân của Ánh đă ra tận cửa bể Tư Hiền của tỉnh Thừa Thiên,) chính v́ thế nên Cảnh Thịnh và triều đ́nh Huế phản ứng mạnh.”

            Thế nhưng linh-mục Trần Hữu Thanh lại viết: “Ta hăy đối-chiếu với lịch-sử, miền Trung nói chung và Thừa-Thiên+Quảng-Trị nói riêng, trong khoảng từ 1750 đến 1800 là trên dưới 100 năm (sic) đối với thời sau 1885 để nhận ra cơn cấm đạo nào có những tính-cách nói trên (nghiêm-ngặt, ác-liệt, việc tàn-sát bắt-bớ rất hung-bạo).”

            V́ chỉ chọn khoảng từ 1750 đến 1800 (chỉ có 25 năm, NĐX), mà ông tính là trên dưới 100 năm, Lm Thanh đă kể ra vài vụ cấm đạo khác để chứng-minh rằng vụ 17-8-1798 là “chắc rất hung-bạo”, nghĩa là “đến nỗi Đức Mẹ phải hiện đến với giáo-dân để an-ủi họ.”

            Đây là sự tự mâu thuẫn lớn nhất của linh-mục Trần Hữu Thanh, ngoài sư mâu thuẫn với các tác giả khác.

            a.  Đă viết “một cơn bắt đạo nghiêm-ngặt”, “chắc việc tàn-sát bắt-bớ rất hung bạo”, “cơn bách-hại này xảy ra dữ-dội”, thế mà linh-mục Thanh lại viết:“Nhưng phải là cơn bắt đạo đột-ngột và ngắn ngày.”  Nguyễn Lư Tưởng viết: “Quan thượng-thư Hồ Công Diệu đă báo tin đó cho Đức Giám-Mục Jean De Labartelle lúc đó đang trốn tránh ở làng Di Luân (Loan), xa Huế chừng 90 cây số. Tin đó được loan truyền ra trong giới Công Giáo và dân theo đạo ở các làng... bèn chạy vào miền núi vùng La Vang để ẩn núp.”  Thế th́ “đột-ngột” chỗ nào?

            b. C̣n về “ngắn ngày” th́ Lm Thanh viết: “cơn bắt  đạo ngắn-ngủi, các sự việc kể lại chỉ xảy ra trong vài ba tuần, một tháng.  Không thấy nói người Công Giáo chuyển vào sâu, đi nơi khác, hay là cố-định cuộc sống, mà như sau đó là trở về lại cố-hương,” và giải-thích:  “dân-chúng miền Trung vẫn trung-thành với các chúa Nguyễn, và cho Tây Sơn là loạn-quân, nên họ không sốt-sắng ǵ với lệnh bắt đạo này. Chúng ta lại thấy các người lương-dân giao-tiếp với người Công Giáo tị-nạn cách b́nh-thường, không dọa- nạt hay ḍ-xét để tố-cáo họ, bắt họ nộp cho quan để lấy thưởng.” Vậy th́ c̣n ǵ là tính cách “nghiêm ngặt, hung bạo, dữ dội” của biến cố này?

            Linh-mục Trần Hữu Thanh, v́ muốn chứng tỏ là TCG tốt đẹp, được ḷng đồng bào bên lương, triều-đ́nh Cảnh-Thịnh phi nghĩa nên không được dân tuân theo... nên đă làm phai loăng mất hoàn cảnh và ư nghĩa thích đáng của việc “Đức Mẹ” hiện ra.

            Trở lại với câu nói của giáo hoàng John Paul II, rằng Ky Tô Giáo đă bị bách hại trong suốt 300 năm truyền giáo tại Việt Nam, ta hăy làm cùng một việc với linh mục Trần Hữu Thanh, là “thử xác định thời điểm và hoàn cảnh” của mỗi sự việc để nhận ra cơn bắt đạo nào trong 300 năm ấy là thật-sự ngặt nghèo.

            Theo Nguyễn Văn Thông trong bài “Sự-Kiện La Vang: Trang Sử Tử-Đạo” th́: “Vua Hàm-Nghi (1884-1885) khai-sinh phong-trào Cần Vương.  Trong cả giáo-phận Tây Đàng Ngoài có 3 linh-mục, 25 chủng-sinh và thầy-giảng, và hàng trăm bổn-đạo bị giết, 107 họ đạo bị phá hủy.  Tại Nghệ-An...đă có khoảng 4.500 bổn-đạo bị giết và 300 họ đạo bị phá hủy.  Ở B́nh-Chính, chúng đă đốt phá 59 họ đạo, giết khoảng 600 người.  Ở Thanh-Hóa, có đến độ 100 họ đạo bị tàn-phá. Ở Hà-Tĩnh có đến 6.000 giáo-dân chết v́ giặc. Ở Quảng-Ngăi, Cần-Vương giết 3 thừa-sai, đốt-phá 100 họ đạo, giết hơn 6.000 giáo-dân.  Ở B́nh-Định cũng 3 thừa-sai bị giết, 150 họ đạo bị đốt phá. Giáo-phận Qui Nhơn có 24.298 giáo-dân, bị Cần-Vương tàn-sát chỉ c̣n lại khoảng 20.000 người. Làng Dương-Lộc bị tàn-sát tập-thể, khoảng 4 linh-mục, 50 nữ-tu, và khoảng 2.500 giáo-dân...”

            So với những thời điểm và hoàn cảnh này th́ La Vang đâu có thấm ǵ?

Đức mẹ đă không hiện ra để an ủi che chở giáo dân trong những hoàn cảnh bi thiết hơn La Vang. Cơn bắt đạo tại La Vng năm 1798 chỉ là một cuộc bố ráp ngắn ngủi, giáo dân sau đó an toàn trở về lại cố hương. 

            Linh mục Trần Hữu Thanh muốn vận dụng lịch sử để tô điểm cho chế độ Diệm, nhưng v́ lịch sử vốn là một thể thống nhất, chỉ có sự thực lịch sử mới khớp nhau, c̣n như giải thích, lư giải theo ư đồ của ḿnh th́ không tránh khỏi mâu thuẫn và bộc lộ ư đồ phi lịch sử của ḿnh.

 

            2.11. Chùa Lá Vằng bị đập phá để

làm đền thờ Đức Mẹ La Vang như thế nào ?

Như Phần I trên tôi đă viết “Sau năm 1975, trên đường đi t́m tư liệu Huế (tư liệu sống) nhiều lần tôi được hỏi chuyện Linh mục Nguyễn Văn Ngọc ở nhà thờ Francisco trên đường Nguyễn Tri Phương (Huế) và được Linh mục cho đọc một số trước tác của ông, trong đó có cuốn Linh địa La Vang. Cuốn sách nầy hấp dẫn tôi v́ có đăng bài văn La Vang mà nhiều sách văn học dân gian ở Huế chưa từng biết”. Và, tôi cũng đă viết ở trên “Trong bộ tư liệu về Nhà thờ La Vang của tôi có nhiều bài viết về La Vang nhân lễ “Tôn Vinh Đức Mẹ La Vang Giữa Ḷng Giáo-Hội Hoa Kỳ” năm 1998, đọc kỹ những tài liệu nầy tôi thấy phần rất lớn các nhà báo nhà nghiên cứu TCG đă sử dụng tài liệu trong cuốn sách của Linh mục Nguyễn Văn Ngọc”. Nhưng rất tiếc bài Văn La Vang mà tôi rất thích lại không được các nhà nghiên cứu, các nhà báo TCG nhắc đến. Nhân đây, để hiểu rơ hơn trong trường hợp nào “một ngôi chùa ở La Vang đă bị đập phá để làm đền thờ Đức Mẹ La Vang” tôi xin trích lại một số đoạn Linh mục Nguyễn Văn Ngọc giới thiệu bài Văn ấy. Linh mục ngọc viết:

Người thời xưa c̣n kể thêm rằng: những người lương địa phương đi làm rú thường hay tới van vái tại cây đa ở phường La vang. Về sau họ nghe nói có Bà linh thiêng hiện ra tại đây nên họ bèn đắp một cái nền vọng dưới gốc cây đa và rào sơ tứ phía. Do đó trong Văn La vang có những câu sau đây:

Bên lương chức dịch rộn ràng

Đắp nền thờ vọng rào hàng xơ ly

Chốn này linh ứng oai nghi

Ngoại ḿnh khấn vái đều ǵ cũng linh.

[…]

Những ai vào chốn sơn trung

Hễ khi đến đó nguyện cùng được an

Những người mót củi đốt than

Cũng đều đến đó kêu van khẩn nài

Vào khoảng đầu đời Minh Mạng (khoảng 1820 trở đi. NĐX chú), 3 làng: Thạch Hăn, Cổ Thành và Ba Trừ chung nhau làm một cái miếu hay chùa trên nền thờ vọng ở gốc cây đa La vang, nhưng về sau bị động họ phải rút lui. V́ thế trong những năm trước đây mấy người già cả bên lương ở gần linh địa Lavang c̣n nhớ tích trên, nên năng nói rằng:Bà ấy là Bà bên lương mà bên giáo đă dành đi đó”. Tác giả Văn La vang kể lại câu chuyện đó như sau:

Dân ta chớ khá công nài

Bứt tranh đốn củi để mai làm chùa

Làm rồi khi ấy đi mua

Hương đèn lễ vật dọn chùa sửa sang

Dọn ra Thần Phật hai hàng

Lư hương bát nước nghiêm trang đề huề

Làm rồi chức dịch mới về

Nhơn dân lao khổ ê hề bấy lâu

Về nhà nghỉ giấc canh thâu

Tự nhiên mộng mị chiêm bao rập ràng.

Trên chùa Thần Phật rộn ràng.

Về bắt chức dịch mấy làng xôn xao

Rằng Phật rằng Thần lao đao

Có Bà bên đạo phép cao lạ lùng.

Bà vào bà đánh tứ tung

Bao nhiêu Thần Phật đều tung ra ngoài

Tiếng Bà thật đă linh oai.

Lư hương bát nước đền đài đều hư.

Chức làng thức dậy lao lư

Hỏi nhau coi thử cũng như một điềm

Sáng mai chức việc đi liền

Kêu nhau coi thử sự thiềng làm sao

Xét coi trọng việc chiêm bao

Hoặc hư hoặc thiệt thể nào cho yên

Kéo nhau mới tới ngoài viên

Thấy ngôi Thần Phật ngả nghiêng ngoài đường

Kêu nhau khi ấy rộn ràng

Kẻ nghiêng người vác về làng cho mau.

Tưởng rằng Thần thánh linh mầu

Đem về cúng tế bấy lâu nay tṛn

Không hay Phật giả yên ngôn

Tiếc vàng quang thiếp, tiếc son, tiếc dầu

Linh Bà người hoá phép mầu

Thôi thôi ta phải chạy mau về làng.

Cùng nhau bàn bạc rộn ràng

Chùa nầy để cúng về đàng đạo nhơn

Rỡ đi th́ sợ người hờn

Phá không dám phá thiệt hơn thế nào

Tiếc công dân sự lao đao

Ăn làm 3 tháng lại hao của tiền

Bây giờ Phật ở không yên

Lo làm nơi khác tiêu miền xứ xa.”

Sau biến cố lạ lùng trên, các chức dịch sắc hào cả 3 làng đồng thuận nhượng cúng đám đất và ngôi chùa tranh mới làm cho bên Công giáo. Văn Lavang kể tiếp rằng:

Sai người xuống dưới Thạch-hàn

T́m ông đạo cựu hỏi han một lời

Ông chức nghe tiếng làng mời.

Tức th́ vội vă gót rời ra đi

Tới nơi hiệp mặt một khi

Thuật ra mọi sự vân vi cho tường

Chốn này linh ứng phi thường

Chúng tôi xin cúng về đường đạo ông

Chùa tranh một cái đă xong

Vườn thờ một bức trong ṿng một nơi

Bên ông ǵn giữ cho Người,

Để lo vun quén tày bồi cây đa

Chốn nầy là chốn Chúa Bà

Cho nên Thần Phật quỉ ma kiêng dè

Sau khi ông chức đă nhận đất và chùa do 3 làng nhượng xong, ông vội vă đến tŕnh công việc đó cho Cha Bổn sở, và theo sự xếp đặt của vị Linh mục, ngôi chùa đă được biến thành nhà thờ Công giáo (tr. 39-43).

B́nh luận: Bài văn La Vang không ghi tên tác giả nhưng có thể hiểu được tác giả của nó là một người TCG. Người TCG nầy biết rơ sự thực một ngôi chùa của dân chúng đă bị đập phá để làm đền thờ “Đức Mẹ”, nên không thể nói khác được. Đây là một áng văn thơ dân gian có giá trị hiện thực, phản ảnh được một sự kiện lịch sử đang bị bao phủ bởi bao câu chuyện huyễn hoặc. Có lẽ v́ thế mà các tác giả TCG nghiên cứu lịch sử nhà thờ La Vang đă tảng lờ bài Văn để giấu đi một hành động không đẹp của một h́nh tượng cần phải đẹp. Nhưng không thể giấu măi được, các nhà sư ở Quảng Trị và Thừa Thiên Huế đă biết từ lâu và cũng đă có người làm đơn gởi lên Chính phủ đ̣i “Cái ǵ của César hăy trả lại cho Céssar”[8] .      

 

2.12. TGM Ngô Đ́nh Thục với Nhà  thờ La Vang

Ông Lê Ngọc Bích - một trí thức TCG học cùng lớp với Nguyễn Lư Tưởng ở Đại học Huế và cùng khoá với tôi (1962-1965), một người thân cận của Giáo phận Huế, tác giả nhiều công tŕnh nghiên cứu lịch sử thuộc Giáo phận Huế. Khi viết về tiểu sử TGM Ngô Đ́nh Thục trong cuốn Nhân vật Giáo phận Huế, Tập II, (Giáo Phận Huế 2000) có đoạn ông Bích viết:

Ngày 12.04.1961 Tổng giám mục Ngô Đ́nh Thục chính thức nhận giáo phận Huế, là vị Tổng Giám mục Chính toà Việt Nam đầu tiên lănh đạo giáo phận.

Trong một thời gian ngắn ngủi từ 1961-1963 Đức cha Ngô Đ́nh Thục đă thực hiện cho giáo phận nhiều công tŕnh:

- […]

- Trung tu và tân tạo khu La Vang trở thành trung tâm hành hương của giáo dân Việt Nam. Xin Toà thánh nâng Thánh đường La Vang lên bậc “Vương cung thánh đường”.(NĐX nhấn mạnh)

[…]

Để cổ vũ ḷng sùng kính Đức Mẹ La Vang, giáo phận có tờ Nguyệt san “Đức Mẹ La Vang” do LM. Trần Văn Tường làm Chủ nhiệm, LM Nguyễn Văn Trinh làm Chủ bút và Thư kư Toà soạn LM. Nguyễn Kim Bính, Tổng Quả lư là ông Phạm Quang Lộc.

Số 1 Nguyệt san “Đức Mẹ La Vang” ra đời vào tháng 08-1961. Từ đó đă thu hút đông đảo người đọc và người viết cộng tác”(tr.266).

Nhận xét và b́nh luận: Tác giả Lê Ngọc Bích viết ngắn mà đầy đủ. Sự to lớn, gía trị về tinh thần và vật chất của Nhà thờ La Vang mà ngày nay tín đồ TCG c̣n tự hào và phấn đấu phát huy đều do TGM Ngô Đ́nh Thục dựa vào quyền lực của người em làm Tổng thống VNCH tạo nên. Duy chỉ có một chi tiết Lê Ngọc Bích viết sai là Toà thánh cho nâng nhà thờ La Vang được lên Tiểu Vương Cung Thánh Đường chứ không “Vương cung thánh đường”.

La Vang là Vương Cung Thánh Đường hay Tiểu Vương Cung Thánh Đường đoạn 2.6 ở trên đă chỉ rơ.

Lê Ngọc Bích viết sót từ “Tiểu” nầy làm cho tác phẩm của ông thiếu mất tính cách khách quan của người viết sử.

Để thấy rơ hơn ư đồ của anh em nhà họ Ngô đă chăm lo cho La Vang không hẵn v́ sự phát triển của TCG mà c̣n v́ sự nghiệp chính trị của họ. Chính v́ cái tham vọng chính trị đó đă làm tiêu tan cả sự nghiệp của gia đ́nh họ Ngô. Xin trích dẫn ư kiến của một người gần như cả cuộc đời theo anh em nhà họ Ngô rồi cuối cùng thức tỉnh thấy được sự thật. Người đó là ông Hoành Linh Đỗ Mậu, tác giả sách Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi, (Văn Nghệ Publishing Co. P.O. Box 2301, Westminster, CA 92683. United States of America). Ông Hoành Linh Đỗ Mậu viết:

Vừa nắm được chính quyền, anh em ông Diệm đă vội nghĩ ngay đến việc trùng tu nhà thờ La Vang rồi nâng lên hàng (Tiểu) Vương Cung Thánh Đường. Vào ngày 9-3-1960, ngôi nhà thờ này được Toà Thánh Vatican tặng một cây sáp. Ngày 17-8-1961, Ngô Đ́nh Thục tổ chức một đại lễ “dâng hiến Đức Mẹ hiện ra cách đây 160 năm” có đại diện các đoàn thể và hàng vạn giáo dân tham dự. Điểm cay đắng là ban đầu dân chúng chỉ tưởng anh em ông Diệm tôn vinh một ngôi giáo đường của tôn giáo ḿnh mà thôi, ai ngờ họ c̣n muốn biến nhà thờ La Vang thành một trung tâm phát huy tinh thần của quốc gia cho toàn dân toàn quốc. Chẳng những trong việc trùng tu nhà thờ La Vang tiền bạc đóng góp là của cả người dân Lương mà đứng đầu danh sách lễ dâng hiến này là Phó Tổng thống Việt Nam Cộng Hoà, một Phật tử. Ngô Đ́nh Thục c̣n cho dựng một tấm bảng lớn bằng xi măng cốt sắt với hàng chữ “Pháo Đài Tinh Thần của Quốc Gia” (The Spiritual Bastion of The Country) để 15 triệu dân miền Nam, dù đại đa số là tín đồ của các tôn giáo khác, phải mặc nhiên công nhận một ngôi nhà thờ của Thiên Chúa giáo như là biểu tượng chính trị và văn hoá của quốc gia, như là thành tŕ tinh thần của dân tộc” (Sđd. tr.455).

            Qua 12 mục tŕnh bày trên, chúng tôi chỉ trích đăng và b́nh luận những tài liệu tiêu biểu của các nhân vật tên tuổi của TCG Việt Nam lẫn ngoại quốc.

            Chính tác giả các tài liệu trên cho thấy:

            Các tác giả dựa vào quyển sách Linh địa La Vang của Linh mục Nguyễn Văn Ngọc, chỉ sử dụng những thông tin phù hợp với ư định của mỗi tác giả, tránh những thông tin gây mất thiện cảm của người đọc đối với “Đức Mẹ”;  

Câu chuyện “Đức Mẹ được đồn là đă hiện ra để an ủi che chở” cho con chiên ở Trí Bưu - La Vang là không có thực nên các tác giả h́nh dung ra mỗi người một cách nên mâu thuẫn và bộc lộ tính hư cấu của câu chuyện. Các tác giả đă đặt vào tâm trí người đọc những câu hỏi:

- Tại sao giáo dân các làng Trí Bưu và Hạnh Hoa không tham gia vào việc xây chùa (dù gọi là miếu th́ cũng không phải là đền thờ ĐTC) tại La Vang, nơi mà họ (và cha mẹ họ) đă đến tị nạn Cảnh Thịnh và là nơi mà “Đức Mẹ” được đồn là đă hiện ra để an ủi che chở họ trong cơn giáo nạn ấy;

- Tại sao “Đức Mẹ” được đồn là đă hiện ra từ năm 1798 mà phải chờ cho măi đến cuối năm 1885 (gần 100 năm), sau ngày Việt Nam hoàn toàn rơi vào tay thực dân Pháp, các Giám mục linh mục người Pháp mới bắt các cụ sắp chết thề là đă có nghe lời đồn “Đức Mẹ được đă hiện ra để an ủi che chở họ trong cơn giáo nạn” ấy?

- Tại sao Đức Mẹ được đồn là đă hiện ra từ năm 1798, mà các vị chức sắc TCG người Pháp và người Việt từ 1885 đến 1961 hoàn toàn tự do truyền giáo lại không báo cáo với Toà thánh Vatican để Ṭa Thánh phải đợi đến năm 1961 (163 năm sau), khi anh em các ông Ngô Đ́nh Diệm+Ngô Đ́nh Thục đă nắm trọn chính quyền và giáo quyền tại Việt Nam, mới “xức dầu thánh” và “nâng La Vang lên hàng Tiểu Vương cung thánh đường”?

- Và, sau khi các giám mục địa phương cũng đợi đến thời đó mới nhận La Vang là Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc?

Tất cả những câu hỏi trên chỉ cần một câu trả lời: Phải đợi đến năm 1961. Bởi v́ trong năm nầy (1961) Tổng thống ngoan đạo Ngô Đ́nh Diệm dẹp yên được các cuộc chống đối chế độ và người “quyền huynh thế phụ” của Tổng thống Diệm là TGM Ngô Đ́nh Thục nắm được giáo quyền mạnh nhất nước từ Vĩnh Long về đứng đầu Giáo phận Huế - giáo phận có nhà thờ La Vang. Năm 1961 là năm TCG phát triển đến tột đỉnh. Và, theo qui luật cái ǵ đă lên đến tột đỉnh là bắt đầu tuột dốc. Thế đấy.

 

3. Niên biểu nhà thờ La Vang từ khởi thủy đến khi bị chiến tranh tàn phá năm 1972.

 

Đặt ra ngoài những thông tin “truyền khẩu”, căn cứ vào những tài liệu có thể kiểm chứng, tôi lập một niên biểu của Nhà thờ La Vang sau đây: 

1780 hoặc xưa hơn nữa, Phường Lá Vằng ra đời (Nguyễn Văn Ngọc, tr. 34)

1798 - 1885: Truyền thuyết tại La Vang có ngôi chùa (có nơi gọi là miếu) La Vằng (NVNgọc, t.14 và 36) sau bị “Đức Bà” hiện ra phá hủy và biến thành “Nhà chúa”;

1886-1901, (bắt đầu sau ngày Thất thủ Kinh đô một năm), Giám mục Gaspar[9] (sic) xây dựng một nhà thờ ngói tại La Vang. Trải qua 15 năm mới xong, dưới ba đời cha sở Bonnard, Patinin, Bonin. “Nhà thờ được làm theo kiểu Việt Nam, có cột kèo xuyên trến với hai tháp vuông đơn sơ và chứa độ 400 người” (NVNgọc, 58-59).

1901, 6 đến 8/8 Đại hội La Vang lần thứ nhất; Gaspar làm phép cho tượng “Đức mẹ” La Vang;

1910, từ 9/8, Linh mục L.Cadière - cha sở Trí Bưu - Quản hạt Dinh Cát “tham gia tổ chức ĐH La Vang (Lê Ngọc Bích, t.42)

1922, Morineau đảm nhiệm họ đạo Trí Bưu, mở đường vào La Vang (phía bắc đường mới bây giờ) (LNBích, t.57) ,

1924 -1928,  Morineau xây nhà thờ La Vang theo đồ án của Parmentier 2 tầng mái ngói, 2 cánh thánh giá, tháp chuông 2 tầng (LNBích, t.57);

1949-1954, La Vang nằm trong vùng kiểm soát của kháng chiến, nhà thờ bị hư hỏng nặng; (niên biểu nầy và các niên biểu sau đều trích của Lm NVNgọc) 

1955, (giữa năm), cha sở La Vang LM Giuse Trần Văn Tường kêu gọi trùng tu nhà thờ La Vang;

1955, tháng 8, Đại hội lần thứ 13;

1961, 13/4, trong một phiên họp tại Huế dưới quyền chủ toạ của TGM Ngô Đ́nh Thục (giám mục niên trưởng) “đă định chọn” đền thờ La Vang làm “Đền thờ toàn quốc dâng kính Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ”, và “Trung tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc”;

1961, tháng 8, ra đời Nguyệt san Đức Mẹ La Vang

1961, ngày 8/8, Hội Đồng Giám Mục họp tại Đà Lạt có những quyết định như sau:

1. Xin Toà thánh nâng đền thờ Đức Mẹ La Vang lên hàng Vương Cung Thánh Đường (NVNgọc, tr.104);

2. Mở rộng phạm vi đền thờ La Vang và làm thêm các cơ sở mới:

a) Một bàn thờ dâng hiến Giáo hội và Tổ quốc Việt Nam cho trái tim vô nhiễm “Đức Mẹ” và một bàn thờ cho “Tử đạo Việt Nam”;

b) Một công trường rộng lớn theo kiểu đàn Nam Giao;

c) Xây một toà nhà lớn cho khách đến viếng;

d) Thiết lập một tu viện. (NVNgọc, tr.105)

Công việc xây dựng được tiến hành ngay bằng tiền của Giáo dân và tất cả các quan chức trong chính quyền Ngô Đ́nh Diệm đóng góp.

1961, ngày 22-08,  Sắc của Ṭa Thánh Vatican nâng đền thờ Đức Mẹ La Vang lên bậc Tiểu Vương Cung Thánh Đường đă được rước từ nhà thờ Trí Bưu vào theo nghi lễ đặc biệt Á Đông”. (BVGiải, tr. và NVNgọc)

1963, cuối năm, chính quyền Ngô Đ́nh Diệm bị sụp đổ, TGM Ngô Đ́nh Thục sống lưu vong ở nước ngoài nên nhiều hạng mục của công tŕnh xây dựng ở đền thờ La Vang bị ngừng trệ;

1964, tháng 5, Đại hội hành hương “Đức mẹ” La Vang lần thứ 16 (Theo Toà Tổng Giám mục Huế)

1964, tháng 8, Nguyệt san Đức Mẹ La Vang cáo biệt (đă ra được 36 số);  

1970, Đại hội hành hương “Đức mẹ” La Vang lần thứ 17 (Theo Toà Tổng Giám mục Huế) ;

1972 La Vang bị tàn phá nặng nề.

Bản niên biểu cho thấy: Từ ngày bắt đầu xây dựng (1886) cho đến trước ngày Giải phóng miền Nam Việt Nam (1975) với lịch sử gần 90 năm (không tính thời kỳ truyền khẩu trước năm 1885), chứng tỏ nhà thờ/đền thờ/“Tiểu Vương Cung Thánh Đường”/Thánh Địa “Đức Mẹ” La Vang là “công đức” to lớn của các các vị Giám mục, linh mục Pháp (có gắn bó với thực dân Pháp) và Tổng Giám mục Ngô Đ́nh Thục và Chính quyền của Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm. V́ thế, ngày nay khi viết lịch sử Nhà thờ La Vang phục vụ tín đồ TCG và khách tham quan La Vang cần quan tâm tránh gây sốc đối với các phong trào yêu nước đă tham gia chống thực dân Pháp[10], chống Đế quốc Mỹ xâm lược, đồng thời quan tâm đến tín đồ các tôn giáo khác đă từng là nạn nhân của anh em nhà họ Ngô, kể cả con cháu của những người đă từng bị anh em nhà họ Ngô bắt buộc phải đóng góp tiền của để xây dựng nhà thờ La Vang.     

*

*           *

Các vị chức sắc TCG người Pháp và đặc biệt là hai ông Ngô Đ́nh Thục và Ngô Đ́nh Diệm đă gieo vào ḷng giáo dân TCG niềm tin “Đức Mẹ” được đồn là đă hiện ra để an ủi che chở cho giáo dân Trí Bưu La Vang. Niềm tin do ư đồ chính trị tạo nên đă biến thành niềm tin tín ngưỡng của một số đông giáo dân. Mà theo niềm tin tín ngưỡng TCG mà tôi đă được học tại Đại học Văn khoa Huế là “mặc khải” không cần tư liệu lịch sử, không cần hợp lư hay không, chỉ có “tin” hay “không tin” mà thôi. Do đó tôi viết bài nầy không nhằm mục đích hướng đến các giáo dân đă sùng kính “Đức Mẹ” La Vang mà chỉ nhắm phanh phui những điều thiếu khoa học của “những tài liệu sử” mà các nhà viết sử TCG đă công bố, và công bố những điều có liên quan đến nhà thờ La Vang mà các nhà viết sử TCG đă tảng lờ. Tôi viết bài nầy cũng như hàng chục tham luận khoa học lịch sử khác về đề tài “Triều Nguyễn và Huế xưa” của tôi trong mấy chục năm qua để góp phần làm sáng tỏ những sai lệch, những bí ẩn lịch sử đă diễn ra trong thời gian đất nước bị ngoại xâm và cuộc chiến tranh trường kỳ giải phóng dân tộc. Đây cũng là trách nhiệm của người cầm bút đời nầy tránh cho các thế hệ mai sau, khỏi nhầm lẫn sử dụng những chuyện hư cấu, lời đồn đại, chuyện do người đời sau dàn dựng cho quá khứ làm tài liệu lịch sử.   

Tôi biết tham luận của tôi sẽ làm cho nhiều cây bút TCG không bằng ḷng như họ đă không bằng ḷng với những bài viết của chính những cây bút TCG. Để tiếp cận được chân lư khoa học, tôi mong được các bậc thức giả trong và ngoài TCG góp ư cho bài viết nầy. Trước khi kết thúc, tôi xin chân thành cám ơn Đức Cố Lê đă cho tôi được trích lại nhiều tư liệu của ông, cám ơn hương hồn Linh mục Nguyễn Văn Ngọc đă cho tôi được tiếp cận với “tư liệu lịch sử” của đền  thờ La Vang gần ba mươi năm trước. Xin cám ơn tất cả.

 Ngày 11 tháng 11 năm 2005

N.Đ.X.

___________________________

 Vài lời của ban biên tập:

1. Về Chùa Lá Vằng:  Bài Văn La Văng (trong cuốn Linh Địa La Vang) cho chúng ta hai giử kiện đáng lưu ư:

a. Hai câu “Bà vào bà đánh lung tung.

 Bao nhiêu Thần Phật đều tung ra ngoài.” (tr.41)

 Cho thấy ban đêm người Công Giáo vào cướp chùa, đập phá tượng Phật nhưng họ lại chối tội bằng cách gán cho bà Mary đập phá. Vô t́nh, tác giả xác nhận rằng người đàn bà Do Thái (mẹ chúa Giê-su) đêm hôm đi cướp cạn.

b. Cuốn “Linh Địa La Vang” của LM Nguyễn Văn Ngọc xuất bản năm 1969, được LM Phaolô Lê Văn Đẫu, Tổng đại diện giáo phận Huế chuẩn y ngày 13.4.1970. Việc chuẩn y nầy đă trở thành một bằng chứng lịch sử mà chính ṭa Tổng Giám Mục Huế, chứ không phả ai khác, đă xác nhận “Nhà thờ La Vang nguyên là một ngôi chùa của Phật giáo đă bị người Công Giáo cướp đoạt ban đêm rồi giao cho cha Sở Dinh Cát”. Và đó là lư do mà hai Thượng Tọa Phước Châu và Chơn Tế viết thư khiếu nại đ̣i trả lại.

2. Trong cuốn Rơi Mặt Nạ, Văn Sử Địa 1998 của Chu Văn Tŕnh và Ban Tu Thư Tự Lực, trg. 205-112, dưới đề mục "Chùa Lá Vàng ở Quảng Trị bị Gia Tô Cướp Đổi Thành Nhà Thờ La Vang":    

 "La Vang tên gốc là làng Cổ Vưu có từ thời Nhà Lê, đến thời Gia Long đổi là phường Lá Vàng nằm phía Tây đồn Dinh Cát, thủ phủ địa đầu của Việt Nam từ năm 1307, khi Vua Chiêm Thành Chế Mân hiến dâng Nhà Trần hai châu Ô và Lư làm lễ cưới Huyền Trân Công Chúa.  Hiện nay La Vang (Lá Vàng) thuộc xă Hải Phú, quận Mai Lĩnh, tỉnh Quảng Trị, cách nam Quảng Trị 6 km, cách bắc Phú Xuân (Huế) 58 km.

...Ngày 17-8-1798, vua Cảnh Thịnh ra sắc dụ cấm đạo Gia Tô kể từ Phú Xuân (Huế) đến Bắc Hà, v́ đây chỉ là "đạo dạy mê tín, dối gạt dân chúng và đảo lộn trật tự xă hội"  [Tạ  Chí  Đại Trường: Lịch Sử Nội Chiến ở Việt Nam, 1991, trg. 309].

...Năm 1823, dưới triều Minh Mạng, Chùa Lá Vàng thờ Phật Bà Quan Âm bị những người Gia Tô cướp phá và đổi thành nhà thờ La Vang, Phật Bà Quan Âm đổi thành Maria đồng trinh.

   Dữ kiện trên tương tự hành vi của Caesars nặn ra Tôn Giáo Giả (Religious Costumes) tức Gia Tô La Mă Giáo hiện nay.

   "Chúng đơn giản gắn tên cho các tượng thần cũ bằng những tên mới...

- Tượng thần Jupiter trở thành Tông Đồ Peter

- Tượng thần Vệ Nữ (Venus) trở thành Maria đồng trinh...

[They simply gave their old Gods and Idols new names... Jupiter became the Apostle Peter and Venus became the Virgin Mary etc...]

(Chick Publications: The Big Betrayal, p. 15; Fifty Years in the "Church of Rome" by Chiniquy, p. 51, Chick Publications; The Godfathers, p. 7, by J. T. C.., Chick Publication)

...Gần đây có tác giả Hồng Phúc, một Linh mục Gia Tô Việt Gian cuồng tín, chủ ư lừa dối công luận, cố t́nh viết xuyên tạc sự thật lịch sử để chạy tội quá khứ cho cha ông  chúng  can  tội  phá  hoại văn hóa bản địa như cuốn "Đức Mẹ La Vang", trg. 35:

   "Trong những năm đầu 1820-1840, các người Phật Giáo và Công Giáo thuộc các làng Ba Trừ, Cổ Thành và Thạch Hăn có chung nhau xây một ngôi chùa ngay tại nơi Đức mẹ hiện ra, gọi là Chùa Ba Làng.

   Nhưng sau đó họ bàn tính lại với nhau và đồng thuận rằng Đức Bà hiện ra là "bên Giáo", nên đă nhường ngôi chùa lại cho bên Công giáo và các gia đ́nh Công giáo tu sửa "ngôi chùa thành nhà Chúa"

    Nhưng lịch sử đă chứng minh không bao giờ có chuyện Phật Giáo và Gia Tô chung nhau xây một ngôi chùa. Lịch sử h́nh thành Công Giáo La Mă từ thời Jesus đă cho biết:

   Công Giáo đi đến đâu th́ ở đó chúng t́m mọi cách đập phá tất cả công tŕnh kiến trúc có trước để xây trên nền đất cũ nhà thờ Gia Tô của chúng…

...Ngày 4-8-1885, cách mạng Văn Thân nổi giậy thiêu hủy nhà thờ La Vang đ̣i lại đất cho Chùa Lá Vàng.  Cũng dịp ấy, Cố đạo gián điệp Caspar ở nhà thờ Kim Long (Huế) đă tiến cử Nguyễn Hữu Độ, Hoàng cao Khải, Phan Đ́nh B́nh...lên Thống Tướng thực dân De Courcy đem quân tàn sát Văn Thân, cướp lại đất Chùa Lá Vàng cho Gia Tô.

   Năm 1886, cố Tây gián điệp Caspar xây lại nhà thờ La Vang lần thứ hai, đến 15 năm sau mới xong, ngày 8-8-1901, nhà thờ thứ hai có tên là Thánh Đường La Vang.

  Năm 1923, cố Tây  thực dân  Allys xây  lại nhà thờ lần thứ ba bằng gạch, ngói, 5 năm mới xong.

   Năm 1959, thời Gia Tô phản quốc Ngô Đ́nh Diệm ...nhà thờ La Vang được Diệm trùng tu, xây ba cột trụ xi măng cốt sắt, tới 1961 mới xong.

   Năm 1972, nhà thờ La Vang bị bom Mỹ oanh tạc, chỉ c̣n lại ba cột xi măng.

   Các ngày 13-15 tháng 8 -1998, đạo đồ Gia Tô kỷ niệm 200 năm cướp chùa Lá Vàng ngụy tích là hồn ma Mary hiện h́nh.

...Với những nguồn sử liệu kể trên, nhà thờ La Vang chỉ là một chứng tích đại nhục cho dân tộc Việt Nam, đánh dấu thời kỳ nô lệ - Việt Nam làm nô lệ cho Gia Tô - Thực Dân Da Trắng.  Giáo hội Gia Tô thuộc địa kế thừa hiện nay là Giáo hội Gia Tô Việt Gian bán nước.”

3. Về Lai Lịch bà Mary và Giê-su chúng ta có vài thông tin như sau:

      Tân Ước cuốn Matthew (Mă-Thi-Ơ 1:18-24) kể:

    Sau khi mẹ Giê-su là Mary đính hôn với Joseph, trước khi họ giao hợp cùng nhau, người ta thấy bà có mang với Thánh Linh.

   Chồng nàng, Joseph, là người tốt bụng, và không muốn nàng bị nhục trước công chúng, định kín đáo từ hôn.

   Nhưng khi ông c̣n đang suy nghĩ về quyết định này, bỗng nhiên, một thiên sứ hiện ra trong một giấc mộng, nói rằng, “Joseph, con ḍng David, đừng có sợ, cứ lấy Mary làm vợ, v́ cái thai nàng mang trong bụng là của Thánh Linh.  Rồi nàng sẽ sinh ra một đứa con trai, ngươi hăy đặt tên cho nó là Giê-su, v́ nó sẽ cứu dân của nó khỏi tội lỗi.

   Việc xảy ra đúng như lời Thiên Chúa [của Ki Tô Giáo] tiên đoán qua nhà tiên tri:

   “Này, một trinh nữ sẽ mang thai, sinh hạ một con trai, và họ (they? Ai?) sẽ đặt tên cho hắn là Immanuel”, có nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng ta”.

   Joseph tỉnh giậy, theo lệnh của thiên sứ, đem Mary về nhà làm vợ, nhưng không giao hợp cùng vợ cho đến khi Mary sinh đứa con đầu ḷng, đặt tên là Giê su.

        Nhưng ông Randel Helms trong cuốn Những Chuyện Giả tưởng Trong Phúc Âm (Gospel Fictions), trang 48 nhận xét rằng, “Có lẽ Matthew không biết là theo luật Do Thái, điều từ hôn không thể tực hiện được trong sự kín đáo mà phải công khai và hợp pháp (Matthew was perhaps unaware that this was not possible under Jewish law; the process had to be legal and public.) Câu Joseph là người tốt bụng, không muốn nàng bị nhục trước công chúng ... cũng chứng tỏ là Joseph biết rơ là cái thai trong bụng Mary không phải là của ḿnh.

       Jane Schaberg trong cuốn The Illegitimacy of Jesus, xuất bản năm 1987, c̣n cho rằng “rất có thể bà Mary bị hiếp, và Matthew (tên người soạn cuốn Tân Ước Mathiơ) đă dựng lên một khung thần học tinh vi để biến đổi thực tế ô nhục trên (v́ bị hiếp dâm mà sinh ra Giê-su) thành một huyền thoại mà ông ta có thể xây dựng một truyền thống trên đó.” (Jane Schaberg, in her 1987 book The Illegitimacy of Jesus, argues that Mary was most likely raped, and that Matthew constructed an elaborate theological architecture to try to transform that nasty reality into a myth he could build a tradition).

      Tuần báo Time, tờ báo có uy tín và phát hành vào bậc nhất trên thế giới, số ngày 6 tháng 12, 1999, Reynolds Price, một học giả chuyên gia về Thánh Kinh (biblical scholar), viết về Giê-su ở Nazareth: Xưa và Nay (Jesus of Nazareth: Then and Now).  Tác giả viện dẫn Phúc Âm James như sau:

     Chuyện người ta cho rằng Giê-su là đứa con hoang có lẽ uẩn hàm trong câu hỏi của dân làng trong Mark 6 (Kinh Tân Ước Mark chương 6), “Đây có phải là con bà Mary không?”  Bị gọi là con của người mẹ, thay v́ con của người cha, thường hàm ư đó là đứa con hoang, hay ít nhất là một dấu chỉ không biết cha là ai, bất kể người cha này là thần thánh hay là người thường. Nhiều người chống đối thuyết đồng trinh thời đó cũng cho rằng Mary có mang Giê-su với một người lính La Mă tên là Panthera.  Chuyện sinh ra đời của Giê-su thật là mù mờ bởi những nghi vấn về người cha là ai.

(Reynolds Price, Time, Dec. 6, 1999:  The suggestion that Jesus' childhood may have been dogged by the accusation of bastardy is perhaps implicit in his townspeople's question in Mark 6, "Isn't this Mary's son?"  To be called one's mother son, as opposed to one's father's, was often an implication of bastardy, or at least a sign that one's paternity was unknown, whether divine or not.  Early opponents likewise suggested that Mary had conceived Jesus with a Roman soldier, Panthera.  His childhood may well be clouded by questions about his paternity.)

        Giám Mục Spong, trong cuốn Sinh Ra Từ Một Người Đàn Bà: Một Giám Mục Nghĩ Lại Chuyện Giê-su Sinh Ra Đời (Born of a Woman: A Bishop Rethinks The Birth of Jesus, 1992) đưa ra nhận xét, trang 41:

     Ông ta (Giê-su) không là ai cả, một đứa trẻ ở Nazareth, chẳng có ǵ tốt đẹp có thể rút tỉa ra từ sự sinh ra đời này.  Chẳng có ai biết cha ông ta là ai.  Rất có thể ông ta là một đứa con hoang. Rải rác trong miền đất truyền thống Ki Tô lúc đầu (4 Phúc Âm), có những chi tiết chứng tỏ như vậy, giống như những trái ḿn chưa kiếm ra và chưa nổ.

(John Shelby Spong, Born of a Woman: A Bishop Rethinks the Birth of Jesus, p. 41: He was a nobody, a child of Nazareth out of which nothing good was thought to come.  No one seemmed to know his father.  He might well have been illegitimate.  Hints of that are scattered like undetected and unexploded nuggets of dynamite in the landscape of the early Christian tradition.)

(Xin xem thêm trang nhà Giao Điểm www.giao diem.com. bài Mary Và La Vang của giáo sư Trần Chung Ngọc)


[1] Đă in 6 tập do Nhà xuất bản Trẻ (TP HCM) phát hành

[2] Theo Nguyễn Văn Ngọc , (tr. 96)là Đại hội thứ 13,

[3] Bên Phật-Giáo cũng có một Bà: Đức Phật Bà Quán-Thế-Âm.

[4] Từ ngữ “bên” cho thấy là có ít nhất 2 bên liên can trong hiện-vụ, và cách dùng chữ lương-thiện như thế chứng tỏ là bên không TCG cũng đă có nh́n nhận ngôi chùa là của bên Phật Giáo

[5] Có đáng tin không, dưới triều Minh Mạng, khi sự cấm đạo ngày càng gắt-gao, hằng trăm giáo dân đă bị bắt (kể cả giáo sĩ Marchand ở  tít từ trong Gia Định), mà vẫn c̣n có một cha xứ hiện diện bên ngoài vùng ẩn nấp La Vang, để các tín đồ từ trong đó ra tiếp xúc báo cáo t́nh h́nh được sao ?

[6] Có đáng tin không, khi có cha xứ Trí Bưu (gồm cả La Vang, là nơi ẩn trú của giáo dân từ 3 làng nói trên và từ nhiều vùng khác nữa, thí dụ “cách đó 60 cây số” nghĩa là từ Huế) mà cha xứ ấy không nghe biết ǵ về tin đồn truyền ra từ 1798 cho đến hơn hai thập niên về sau (1820-1840) về việc có Bà linh thiêng hiện ra cách đó chỉ 4 cây số, cho đến khi dân đến báo là đă “đồng thuận nhường chỗ đó lại cho bên TCG”?

 [7] Những người già cả đó là ai ?  Tại Lourdes và Fatimat th́ có` con người cụ thể, có tên tuổi và được thờ phụng. Những người kể chuyện La Vang một trăm năm trước (so với năm 1885) không cụ thể là ai cho nên đến bây giờ không có một người nào “thuở ấy” được nhắc đến tên cả. Phải chăng đó là chuyện do các cha cố sau năm 1885 phịa ra nên không thể có một người nào có tên tuổi  địa chỉ cụ thể mồ mă của họ cả.  Cha xứ bắt thề như thế là để căn-cứ vào đó mà lập hồ sơ về chuyện hiện ra, và sở dĩ thế là v́ từ trước 1885 không hề có một hồ sơ tài liệu nào cả về chuyện Đức Mẹ Hiện Ra, dù cho sau này người ta nói là hiện ra vào năm 1798, nhường ngôi chùa lại cho bên Công Giáo vào khoảng 1820-1840. Và tại sao lại không có một tài liệu nào, khi mà ít nhất là một bức thư của linh mục Lôrensô Lâu về việc viếng thăm Cổ Vưu (Trí Bưu) đă được gửi về La Mă từ thời 1691, và khi mà Ṭa Thánh Vatican đă có thể trực-tiếp giải quyết chuyện nội bộ La Vang từ thời 1717-1739?

 [8] Hoà thượng Thích Chơn Tế (chùa Tường Vâiệt nam ở Huế) và Thượng toạ Phước Châu chùa Sắc Tứ Tịnh Quang ở Triệu Phong Quảng Trị.

[9] Về tên của vị Giám mục Gaspar trong tư liệu lịch sử viết không thống nhất, Trần Trọng Kim viết là Caspard, Nguyễn Văn Ngọc viết là Gaspar, Nguyễn Lư Tưởng viết là Caspar (Lộc). Theo Lê Ngọc Bích trong Nhân vật Giáo phận Huế, (t.II, tr.213), tên đầy đủ chính thức của vị Giám mục nầy là Marie-Antoine Louis Caspar (tên Việt Nam Lộc) (1841-1917).

[10] Ví dụ gọi các nhà yêu nước Văn Thân là “lũ giặc Văn Thân” (Nguyễn Văn Ngọc, Linh Địa La Vang, tr.54)